Người vợ 4 năm không để chồng qua được "màn dạo đầu", phải đến viện học cách "yêu"

Dù gặp trục trặc trong chuyện chăn gối nhưng hai vợ chồng chị An cố cam chịu, chỉ đến khi đợi mãi không có tin vui mới đưa nhau tới bệnh viện để can thiệp.

Chị Hoàng Thùy An (31 tuổi, ở Hà Nội) đã kết hôn được 4 năm, hai vợ chồng rất yêu thương nhau nhưng trong “chuyện ấy” lại gặp vấn đề. Suốt nhiều năm, cả hai luôn cố gắng thay đổi tư thế, không gian và thời gian trong mỗi lần hành xử nhưng đều thất bại.

Gần đây, khi gia đình hai bên giục chuyện con cái, vợ chồng chị An mới sốt ruột và quyết định đi khám. Ths.BS Phạm Minh Ngọc - phó giám đốc Trung tâm Y học giới tính Hà Nội, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, bệnh nhân không có dị tật bẩm sinh hệ sinh dục, màng trinh không dày, không cản trở việc quan hệ nhưng có biểu hiện co cứng vùng cơ chậu. Chị Thùy An được chẩn đoán bị rối loạn tình dục nữ hiếm gặp và ở thể nặng nhất của hội chứng co thắt âm đạo.

Chia sẻ với bác sĩ Ngọc, chị An cho biết suốt 4 năm qua chưa bao giờ hai vợ chồng vượt qua được màn dạo đầu. Dù cả hai đổi mọi vị trí nhưng vẫn không thể "xâm nhập" được.

Người vợ 4 năm không để chồng qua được amp;#34;màn dạo đầuamp;#34;, phải đến viện học cách amp;#34;yêuamp;#34; - 1

Dù rất thương chồng nhưng chị Thùy An không thể quan hệ thực sự. Ảnh minh họa. 

Bản thân tôi luôn cảm thấy có lỗi với chồng nhưng mỗi khi gần gũi, cơ thể tôi lại có phản xạ khép chặt hai chân, tim đập nhanh... Tôi không thể kiểm soát được hành vi của mình”, chị An chia sẻ.

Bác sĩ Minh Ngọc cho biết, co thắt âm đạo là tình trạng co thắt các cơ vùng chậu sinh dục ngoài ý muốn, ngăn cản mọi động thái xâm nhập vào vùng này. Nguyên nhân của hội chứng này chủ yếu do tâm lý hoặc trải nghiệm quan hệ lần đầu quá thô bạo dẫn tới bị ám ảnh, sợ hãi. Một số trường hợp có thể do nội tiết, chấn thương…

Theo bác sĩ Ngọc, hội chứng co thắt âm đạo được chia làm 5 độ, với bệnh nhân này ở thể nặng nhất là độ 5. Biểu hiện ở độ 5 đó là bệnh nhân lo lắng đến mức không kiểm soát được bản thân, không kiểm soát được nhịp thở, tim đập nhanh.

Lần đầu thăm khám, bệnh nhân không hợp tác, lưng ưỡn cong, chân khép chặt, giật người lại… Với các biểu hiện như vậy, bệnh nhân đã được kết hợp điều trị liệu pháp tâm lý và kết hợp với trị liệu tình dục. Sau 9 buổi trực tiếp và 2 tháng thực hiện vật lý trị liệu vùng sàn chậu, bệnh nhân đã làm quan hệ với chồng thành công”, bác sĩ Ngọc thông tin.

Người vợ 4 năm không để chồng qua được amp;#34;màn dạo đầuamp;#34;, phải đến viện học cách amp;#34;yêuamp;#34; - 3

Bác sĩ Ngọc cho biết cần đi khám sớm khi có trục trặc trong quan hệ tình dục. 

Bác sĩ Ngọc cho biết, đa số bệnh nhân bị hội chứng co thắt âm đạo đều có một điểm chung là có tâm lý e ngại, không đi khám sớm, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình, thậm chí là nguyên nhân khiến hôn nhân đổ vỡ. Vì thế, bác sĩ nhắn nhủ, khi gặp trục trặc về tình dục, các đôi cần đi khám sớm, để được các bác sĩ tham vấn, điều trị kịp thời.

TS.BS Phan Chí Thành (BV Phụ sản Trung ương) cho biết, có nhiều hướng điều trị khác nhau cho các trường hợp bị co thắt âm đạo, tùy theo mức độ. Với trường hợp chưa cần dùng thuốc, việc áp dụng tư vấn tâm lý và tập luyện rất quan trọng, trong đó đặc biệt chú ý đến các bài về cơ xương sàn chậu như các bài tập Kegel bằng cách siết chặt các cơ để ngăn dòng chảy khi bạn đi tiểu.

Bác sĩ Thành cũng tư vấn, phụ nữ bị chứng co thắt âm đạo không có nghĩa là họ không muốn thân mật hay không yêu "nửa kia" của mình. Vì vậy liệu pháp chữa trị có hướng dẫn bệnh nhân biết cách tự tạo khoái cảm, giúp giảm nhẹ nỗi sợ quan hệ tình dục. Đạt được cảm giác đỉnh điểm không phải là mục đích duy nhất của việc tự kích thích mà còn là cách để tăng sự dễ chịu cho vùng sinh dục.

* Tên nhân vật đã được thay đổi

Quan hệ 7 ngày/lần hay 7 lần một ngày có hại hơn? Tần suất yêu thế nào là đủ?