Tắm là việc mà ai cũng cần phải làm, chỉ có tắm thì cơ thể mới được làm sạch triệt để. Việc tắm thường xuyên không chỉ giúp thư giãn cơ thể và tinh thần mà còn giữ cho vẻ ngoài của bạn luôn tươi mới. Nhưng điều mà nhiều người không biết là khi tắm nên chú ý vệ sinh kỹ một số vùng cơ thể để tránh làm vi khuẩn sinh sôi.
Dưới đây chính là những vùng cơ thể cần được làm sạch khi tắm mà bạn không nên bỏ qua.
1. Vùng da đầu
Trên thực tế, nhiều người có xu hướng tập trung vào tóc khi gội đầu và không hoàn toàn chú tâm tới việc làm sạch da đầu. Tóc có khỏe hay không phụ thuộc một phần vào da đầu. Nếu các nang tóc bị tắc nghẽn thì chất lượng tóc sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Đặc biệt là da đầu nếu không được làm sạch sẽ sản sinh ra nhiều dầu và gàu. Do đó, khi gội đầu thì bạn nên dùng các đầu ngón tay ấn và xoa bóp lên da đầu, không nên chỉ thoa dầu gội trên lòng bàn tay hoặc ngón tay.
2. Vùng xung quanh miệng
Nhiều người lại thường bỏ qua vùng da xung quanh miệng khi tắm mà quên mất rằng đây cũng là "mặt tiền" của khuôn mặt, cần được chăm sóc kỹ không kém gì những vùng da khác. Khi tắm, bạn nên tranh thủ kết hợp với việc massage mặt để vệ sinh sạch mọi bụi bẩn, dầu nhờn bám xung quanh miệng. Đồng thời, hãy nhớ tẩy trang kỹ đôi môi để giữ được sắc thái khuôn mặt luôn tươi tắn nhất.
3. Vùng nách
Trong quá trình làm sạch cơ thể, thực sự vùng nách là nơi rất quan trọng nên chúng ta phải luôn vệ sinh thật sạch sẽ và kỹ lưỡng. Do tuyến mồ hôi ở nách rất phát triển và lượng mồ hôi cũng tương đối lớn nên gặp thời tiết nắng nóng, nhiều người sẽ thấy xuất hiện tình trạng ướt áo ở nách.
Ở vùng nách còn có nhiều lông nách nên rất dễ ẩn chứa bụi bẩn. Nếu không được vệ sinh kỹ hàng ngày có thể gây ra mùi hôi dưới cánh tay và không có lợi cho sức khỏe vùng ngực.
4. Vùng bàn chân
Nếu không vệ sinh chân kỹ trong thời gian dài thì bạn có thể gặp phải tình trạng hôi chân nghiêm trọng. Thêm nữa, nhiều người lại quên làm sạch các kẽ hở giữa các ngón chân khi rửa chân mà trên thực tế thì vị trí này rất dễ nhiễm vi khuẩn.
Khi tắm phải vệ sinh kỹ khu vực bàn chân, đặc biệt là lòng bàn chân, ngón chân, móng chân, tốt nhất nên dùng hai tay xoa kỹ để đảm bảo không còn bụi bẩn bám lại.
Đối với những người gặp rắc rối về mùi hôi chân, bạn có thể thoa một ít gừng hoặc trà khi vệ sinh chân. Điều này có tác dụng sát khuẩn và kháng viêm rất tốt, kèm theo hiệu quả khử mùi hôi cũng như ngăn ngừa các bệnh về chân rất hiệu quả.
Nguồn: QQ, Sohu, Healthline; Ảnh: Internet