Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền) cho biết, tía tô trong Đông y còn có tên gọi khác là tô diệp, tử tô, tô ngạnh. Tía tô có tác dụng trị cảm mạo, sốt, ho. Cành của cây tía tô là một trong những vị thuốc có tác dụng an thai. Phụ nữ bị cảm khi uống nước tía tô sẽ nhanh lành bệnh.
Chữa cảm lạnh
Dùng một nắm lá tía tô nấu với nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước để xông.
Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi
Hạt tía tô 120gr, vỏ quít 8gr, cam thảo nam 10gr, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng 1 lần 1 ngày.
Toát mồ hôi, giúp nhẹ người, đỡ mệt mỏi
Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng để mồ hôi toát ra. Đây cũng là cách chữa cảm mạo, cảm lạnh cực hiệu quả và rất phổ biến.
Đau bụng đi ngoài, nôn mửa do ăn các loại thức ăn
Sử dụng lá tía tô đủ dùng giã lấy nước cốt để uống. Đối với người xuất hiện ngứa nổi mẩn (dị ứng) thì lấy bã đã sắc hoặc lá tươi xoa xát.
Chữa viêm họng, răng, miệng
Dùng lá tía tô sắc nước súc miệng, ngậm và uống.
Chữa chướng bụng
Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
Khi bị vết thương chảy máu
Bạn có thể lấy lá tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ máu đang chảy, rắc cho vừa kín rồi buộc lại. Vết thương sẽ cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
Chữa ho
Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ một chén nước cho uống chữa ho.