Theo TS.BS Nguyễn Bá Thắng (Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ TPHCM; Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh, Trưởng Đơn vị Đột quỵ - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM), cholesterol vốn là thành phần thiết yếu trong cơ thể, tuy nhiên, nếu thừa có thể gây ra đột quỵ. Đáng nói hiện nay 75% các ca đột quỵ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thừa cholesterol nhưng chính người bệnh và người nhà không quan tâm và thậm chí vẫn rất thờ ơ với yếu tố nguy cơ này. Mặt khác, điều chỉnh thói quen ăn uống hàng ngày là một trong những cách quan trọng để phòng tránh thừa cholesterol, nếu kiểm soát được có thể giảm 27% nguy cơ đột quỵ.
TS.BS. Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam -Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã đưa ra thực đơn chuẩn LIGHT bao gồm những khuyến nghị về dinh dưỡng giúp phòng tránh tình trạng thừa cholesterol, góp phần hạn chế nguy cơ đột quỵ. LIGHT viết tắt của các chữ gồm: L - Lựa chọn chất béo có lợi; I - Ít tiêu thụ da mỡ, nội tạng động vật; G - Giảm muối khi ăn; H - Hạn chế rượu, bia; T - Tăng cường rau xanh, ngũ cốc. L: Lựa chọn chất béo có lợi.
Tuân thủ thực đơn chuẩn LIGHT để phòng tránh nguy cơ thừa cholesterol, đột quỵ
L - Lựa chọn chất béo có lợi
TS. BS Trương Hồng Sơn giải thích thêm về khái niệm “chất béo có lợi”. Ông cho biết, nhiều người thường có suy nghĩ sai lầm rằng loại bỏ chất béo ra khỏi chế độ ăn có thể giảm cholesterol trong máu. Song chất béo rất cần thiết cho một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, nên thay vì loại bỏ, cần chọn lọc nguồn chất béo có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, nên hạn chế sử dụng nguồn chất béo từ phủ tạng động vật, óc, lòng, mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp... Tăng cường bổ sung chất béo có lợi như axit béo omega 3 có nhiều trong các loại cá biển sâu (cá hồi, cá trích...) và dầu thực vật (dầu gạo lứt, đậu nành, hướng dương...). Đặc biệt những loại dầu chứa dưỡng chất Gamma-Oryzanol và Phytosterol có khả năng giảm hấp thụ cholesterol trong máu. Đây cũng là phương pháp tiếp cận phổ biến, hiệu quả đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Năm 2020, Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã triển khai nghiên cứu đánh giá trên 80 người trưởng thành độ tuổi 40-60 bị thừa cân béo phì và tăng cholesterol máu trong 60 ngày, thực hành chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng dầu thực vật Neptune Light có chứa Gamma - Oryzanol và Phytosterol. Kết quả thấy, chỉ số cholesterol xấu (LDL-C) giảm 23,7%, chỉ số triglyceride giảm 34,2%, khối lượng mỡ giảm 4,4% (0,8 kg).
"Kết quả này cho thấy dưỡng chất Phytosterol có tác dụng giúp cơ thể giảm hấp thụ cholesterol. Trong khi đó, Gamma – Oryzanol có tác dụng ức chế enzyme thúc đẩy sản xuất cholesterol và tăng đào thải cholesterol thừa ra khỏi cơ thể. Do đó, có thể sử dụng dầu thực vật hỗn hợp Neptune Light trong việc nấu nướng hàng ngày của các gia đình để phòng ngừa tình trạng thừa cholesterol và đặc biệt có thể sử dụng cho những người bị rối loạn lipid máu, thừa cân béo phì” - TS. BS Trương Hồng Sơn cho biết.
Neptune Light – Sản phẩm được Viện Y học ứng dụng Việt Nam nghiên cứu và chứng nhận công dụng hỗ trợ giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm
I: Ít tiêu thụ da mỡ, nội tạng động vật
Cholesterol được sản xuất chủ yếu từ gan và một phần từ chế độ ăn uống hàng ngày. Người trưởng thành, đặc biệt là người bị tăng cholesterol máu, thừa cân béo phì nên hạn chế tiêu thụ phủ tạng động vật và thịt đỏ vì đây đều là những thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Nếu ăn thịt nên sử dụng phần nạc và bỏ da, mỡ; tăng cường bổ sung protein từ cá, hải sản, đậu đỗ. Người trưởng thành khoẻ mạnh không nên ăn quá 300-500 gram thịt đỏ (bò, heo, cừu...) mỗi tuần, chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần, một lần 100-150 gram.
G: Giảm muối khi ăn
TS.BS Trương Hồng Sơn chia sẻ thêm, sở dĩ phải giảm muối vì người Việt ăn mặn gấp đôi khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Năm 2015, trung bình một người Việt trưởng thành tiêu thụ 9,4 gram muối mỗi ngày, trong khi lượng khuyến nghị chỉ là 5 gram/ngày (khoảng 2.000 mg natri). Khi chế biến thức ăn, người nội trợ nên giảm lượng muối để gia đình quen dần, tập cho trẻ ăn nhạt từ nhỏ. Chế độ ăn nhạt góp phần phòng tránh tăng cholesterol, nhiều bệnh mãn tính không lây như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường...
H: Hạn chế rượu, bia
Bia không chứa cholesterol nhưng lại có carbohydrate và cồn, các chất này có thể làm tăng mức triglyceride trong cơ thể. Một số loại rượu cũng không có cholesterol, song một số chất được thêm vào rượu để tăng hương vị có thể chứa nhiều đường, ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong cơ thể. Chỉ số cholesterol toàn phần lý tưởng nên dưới 200 mg/dL (5.2mmol/L). Chỉ số LDL nên ở mức dưới 100 mg/dL (2.6mmol/L). Chỉ số triglycerides (một loại chất béo trung tính có trong máu) cũng cần được duy trì ở ngưỡng dưới 150mg/dL (1.7mmol/L). Cholesterol tốt (HDL) nên cao hơn 60 mg/dL (1.55mmol/dL).
T: Tăng cường rau xanh, ngũ cốc.
Rau xanh có lợi cho sức khỏe, chứa nhiều chất xơ hỗ trợ "quét" cholesterol thừa ra khỏi cơ thể. Theo khuyến nghị, mỗi 1.000 kcal khẩu phần nên có 14 gram chất xơ. Tuy nhiên, theo Tổng điều tra dinh dưỡng 2019-2020, chế độ ăn của người Việt hiện mới chỉ đáp ứng 66.4-77.4% nhu cầu khuyến nghị rau xanh và quả chín dành cho người trưởng thành.
Người trưởng thành cần khoảng 400 gram rau và 100-200 gram trái cây mỗi ngày, ưu tiên trái cây nhạt. Nên dùng đa dạng rau củ quả nhiều màu sắc bởi càng nhiều màu càng giàu các dưỡng chất. Bạn có thể nhớ quy tắc đơn giản theo chế độ cầu vồng là 5 khẩu phần trái cây và rau với 5 màu mỗi ngày.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt... cũng là những nguồn cung cấp chất xơ hỗ trợ giảm hấp thu cholesterol vào máu, có thể bổ sung vào bữa.
Trong Lễ phát động “Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể” năm 2020, Bộ Y tế đã cảnh báo: cứ 10 người trưởng thành, có 3 người bị thừa cholesterol |