Zeng Baoying, giám đốc Trung tâm Quản lý Sức khỏe Xinxiang, Đài Loan gần đây sau khi xem được tin tức về nam nhân viên văn phòng cứ bị sếp mắng lại tăng ham muốn tình dục, đã nhớ đến một vài trường hợp tương tự.
Đó là một nam bệnh nhân chưa đến 30 tuổi, mỗi ngày trước khi đi làm phải "tự sướng" 1 lần, đến công công ty lại "làm" lần nữa. Mỗi khi cấp trên yêu cầu họp, viết biên bản công việc hay khiển trách, giao nhiêm vụ, cơn ham muốn lại nổi lên khiến anh phải chạy vào nhà vệ sinh để giải quyết. Cảm thấy bản thân khác lạ, người đàn ông tâm sự với vợ nhưng cô chỉ cho rằng anh có nhu cầu quá cao.
Người đàn ông "tự sướng" mỗi khi bị áp lực, nhưng vợ anh cho rằng chồng có ham muốn cao. (Ảnh minh họa)
Người đàn ông cho bác sĩ Zeng Baoying xem đôi bàn tay đỏ ửng, da sần sùi và nói: "Cứ thủ dâm xong tôi lại rửa tay, lâu dần tay thành như thế này. Nhưng mà tôi không thể kìm hãm, cứ khi áp lực đến là tôi không thể kiểm soát được ham muốn. Mà càng làm điều đó nhiều thì càng ảnh hưởng tới công việc, tôi không thể hoàn thành việc sếp giao ở công ty nên lại áp lực, mà áp lực thì lại ham muốn".
Bác sĩ Zeng Baoying cho biết, người đàn ông trên và không ít nam giới khác thường chịu nhiều áp lực công việc, khi ngủ trong đầu toàn là công việc nên không thể yên giấc. Do đó, họ sẽ có xu hướng tìm đến phim khiêu dâm, thực hiện hành vi thủ dâm để ngủ ngon hơn. Tuy nhiên khi điều này lặp lại nhiều lần sẽ kéo theo một vòng tròn không dứt đó là áp lực thì lại "tự sướng" mà "tự sướng" nhiều thì công việc không hoàn thành nên lại áp lực. Cứ như vậy tạo thành vòng luẩn quẩn, không thể giảm áp lực mà cũng chẳng thể kiểm soát được ham muốn.
Vậy tại sao nhiều người dựa vào "tự thỏa mãn" để giải tỏa căng thẳng nhưng lại mất kiểm soát? Bác sĩ Zeng Baoying giải thích rằng việc này chỉ là cách để tránh nghĩ đến thứ gây căng thẳng chứ không xử lý được nguyên nhân gây ra nó.
Thực tế có rất nhiều cách tránh căng thẳng mang tính tạm thời như vậy chẳng hạn như xem phim, chơi game, ăn đồ ngọt, uống rượu,... Tuy nhiên những cách này chỉ tạm thời, nếu thỉnh thoảng áp dụng có thể giúp não bộ vận hành trơn tru sau khi được giải tỏa, đồng thời năng lượng thể chất và tinh thần cũng tốt hơn để đối phó với những áp lực.
Tuy nhiên, bác sĩ Zheng Baoying cho biết đôi khi những cách "trốn" căng thẳng này có thể vô dụng. Nếu sau khi giải tỏa xong và đối mặt với áp lực, bạn vẫn không thấy tinh thần khá hơn mà thậm chí còn càng thêm căng thẳng hơn thì tức là những cách làm trên không thể giúp bạn giải quyết được gì.
Và nếu lúc này bạn lại tiếp tục tìm cách "trốn" thì cuối cùng mỗi khi cảm thấy lo lắng, bạn sẽ lặp lại những hành vi trên. Sau cùng, bạn sẽ bị các phương pháp này kiểm soát, khiến cuộc sống càng thêm khó khăn.
Việc "tự sướng" để giải tỏa căng thẳng chỉ là cách trốn tránh, không giải quyết triệt để được vấn đề. (Ảnh minh họa)
Nếu muốn tránh hoàn toàn việc bị áp lực, bạn có thể bàn bạc lại với cấp trên về khối lượng công việc, nhờ người khác giúp đỡ khi cần thiết và không ôm đồm quá nhiều việc vượt khả năng của bản thân. Nhờ đó hiệu quả công việc vừa nâng cao, áp lực cũng giảm bớt. Ngoài ra nên trau dồi học hỏi kỹ năng làm việc, chia sẻ với bạn đời, người thân để giải tỏa bức bối về mặt tinh thần...
Bác sĩ Zeng Baoying cũng khuyên mọi người nên rèn giũa khả năng đối mặt với áp lực để bản thân ngày càng vững vàng hơn.
Những cách giải tỏa căng thẳng lành mạnh
Theo Mayo Clinic, nếu tình trạng căng thẳng của bạn vượt khỏi tầm kiểm soát và bạn cần được giải tỏa nhanh chóng, hãy thử một trong những mẹo sau.
Hoạt động thể chất
Hầu như bất kỳ hình thức hoạt động thể chất nào cũng có thể đóng vai trò như một liều thuốc giảm căng thẳng. Hoạt động thể chất có thể tăng cường endorphin giúp bạn cảm thấy dễ chịu và các hóa chất thần kinh tự nhiên khác giúp nâng cao cảm giác hạnh phúc.
Tập thể dục cũng có thể tái tập trung tâm trí của bạn vào các chuyển động của cơ thể, giúp cải thiện tâm trạng và khiến những khó chịu trong ngày tan biến. Đi bộ, chạy bộ, làm vườn, dọn dẹp nhà cửa, đi xe đạp, bơi lội, cử tạ hoặc bất kỳ hoạt động nào khác đều có thể giúp ích.
Có chế độ ăn uống lành mạnh
Đây là một phần quan trọng trong việc chăm sóc bản thân. Đặt mục tiêu ăn nhiều loại trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt.
Tránh những thói quen không lành mạnh
Một số người có thể đối phó với căng thẳng bằng cách uống quá nhiều caffein hoặc rượu, hút thuốc, ăn quá nhiều hoặc sử dụng các chất bất hợp pháp. Những thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe.
Thiền
Trong khi thiền, tâm trí của bạn sẽ hoàn toàn thoát khỏi những thứ gây căng thẳng. Thiền có thể giúp bạn bình tĩnh và cân bằng hơn, do đó mang lại lợi ích cho cả cảm xúc và sức khỏe tổng thể.
Thiền có thể được thực hành ở bất cứ đâu vào bất kỳ lúc nào, cho dù bạn đang đi dạo, đi xe buýt đến nơi làm việc hay đang đợi ở văn phòng bác sĩ. Bạn cũng có thể thử hít thở sâu ở bất cứ đâu.
Cười nhiều hon
Khiếu hài hước không thể chữa khỏi mọi bệnh tật, nhưng nó có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn, ngay cả khi bạn phải gượng cười để che giấu sự gắt gỏng của mình. Khi bạn cười, nó không chỉ làm giảm gánh nặng tinh thần mà còn tạo ra những thay đổi tích cực về thể chất trong cơ thể. Tiếng cười có thể làm dịu phản ứng căng thẳng. Vì vậy, hãy đọc hay kể một số câu chuyện cười, xem một bộ phim hài hoặc đi chơi với những người bạn hài hước hoặc thử yoga cười.
Kết nối với những người khác
Khi bạn căng thẳng và cáu kỉnh, bản năng của bạn có thể là tự cô lập mình. Tuy nhiên đây là lúc bạn nên gần gũi hơn với gia đình và bạn bè và tạo các mối quan hệ xã hội.
Tiếp xúc với những người khiến bạn hạnh phúc là một liều thuốc giảm căng thẳng tốt vì nó có thể giúp bạn phân tâm, hỗ trợ và giúp bạn chịu đựng những thăng trầm của cuộc sống.
Hiểu rõ năng lực của bản thân
Bạn có thể muốn làm tất cả, nhưng bạn không thể. Học cách nói không hoặc nhờ cậy ai đó có thể giúp bạn quản lý danh sách việc cần làm và sự lo lắng của mình.
Luôn đồng ý với mọi việc có vẻ như là một cách dễ dàng để giữ hòa khí, ngăn ngừa xung đột và hoàn thành công việc đúng hướng. Nhưng nó thực sự có thể khiến bạn xung đột nội tâm vì nhu cầu của bạn và của gia đình, điều này có thể dẫn đến căng thẳng, tức giận. Do đó, học cách từ chối đúng lúc cũng là cách tốt để bớt tạo gánh nặng cho bản thân.
Thử tập yoga
Với hàng loạt các tư thế và bài tập kiểm soát hơi thở, yoga là một liệu pháp giảm căng thẳng phổ biến. Yoga có thể giúp bạn đạt được sự bình an của cơ thể và tâm trí, đồng thời giúp bạn thư giãn và kiểm soát sự lo lắng.
Ngủ đủ giấc
Căng thẳng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Khi bạn có quá nhiều việc phải làm và quá nhiều điều phải suy nghĩ, giấc ngủ của bạn có thể bị ảnh hưởng. Nhưng giấc ngủ là thời gian não và cơ thể nạp lại năng lượng.
Chất lượng và số lượng giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, mức năng lượng, sự tập trung và hoạt động tổng thể. Nếu bạn khó ngủ, hãy cố gắng xây dựng một thói quen ngủ tốt như ngủ ở nơi yên tĩnh, nghe nhạc êm dịu, cất đồng hồ đi và tuân theo một lịch trình nhất quán.
Viết
Viết ra những suy nghĩ và cảm xúc của bạn có thể là một cách giải tỏa tốt. Đừng nghĩ quá nhiều khi viết bởi bạn không cần ai đọc nó. Chỉ cần để suy nghĩ và cảm xúc của bạn tuôn trào trên giấy hoặc máy tính. Chỉ cần để suy nghĩ của bạn tuôn trào trên giấy - hoặc màn hình máy tính. Sau khi hoàn tất, bạn có thể vứt bỏ những gì mình đã viết hoặc lưu lại để suy ngẫm sau này.
Nghe hoặc chơi nhạc
Nghe hoặc chơi nhạc có thể giúp tinh thần phân tâm, giảm căng cơ và giảm hormone gây căng thẳng. Tăng âm lượng lên và để tâm trí bạn đắm chìm trong âm nhạc.
Nếu âm nhạc không phải là sở thích của bạn, hãy chuyển sự chú ý của bạn sang một sở thích khác mà bạn thích, chẳng hạn như làm vườn, may vá, vẽ tranh - bất cứ điều gì đòi hỏi bạn phải tập trung vào những gì bạn đang làm hơn là những gì bạn nghĩ mình nên làm.
Tìm kiếm sự tư vấn
Nếu những tác nhân gây căng thẳng đang thách thức khả năng đối phó của bạn hoặc nếu các biện pháp tự chăm sóc bản thân không giúp giảm bớt tình trạng này, bạn có thể cần tìm kiếm sự hỗ trợ dưới hình thức trị liệu hoặc tư vấn.
Các cố vấn hoặc nhà trị liệu chuyên nghiệp có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.