Thành phần chính của mật ong là đường, chứa khoảng 35% đường glucose và 40% đường fructose. Tiếp theo là cacbonhydrat, nước, khoáng chất, vitamin, amylase, lipase, invertase và các enzym khác có lợi cho cơ thể con người. Nổi bật nhất là vitamin B2, B3, B6, B9, C… và các khoáng chất như photpho, sắt, kẽm, canxi, magie... Cùng các chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm…
Về lợi ích của mật ong, đầu tiên là nó giàu dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho con người, cải thiện khả năng vận động. Làm lành vết thương, trị bỏng, kháng khuẩn và giảm kích thích ở họng, chữa ho. Đặc biệt, mật ong còn có thể làm giảm nguy cơ mắc và triệu chứng bệnh tim mạch, giảm đau dạ dày, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Nó cũng rất tốt cho tiêu hóa và giúp điều chỉnh đường huyết trong một số trường hợp.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, chúng ta cũng không thể bỏ qua những lợi ích về làm đẹp của mật ong. Nổi bật như giúp giảm cân, dưỡng ẩm và làm trắng da, tẩy tế bào chết, thu nhỏ lỗ chân lông, dùng để wax lông, phục hồi da sau cháy nắng, chăm sóc tóc…
Tuy tốt là vậy nhưng thực tế mật ong lại không phải thực phẩm phù hợp với tất cả mọi người. Có 7 nhóm người được chuyên gia khuyên nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh xa mật ong, đó là:
1. Người mắc bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường, nhất là tiểu đường tuýp 2 không thích hợp ăn mật ong bởi thực phẩm này có chỉ số đường huyết (GI) cao. Đặc biệt là đường trong mật ong chủ yếu là đường glucose và fructose, đây là 2 loại đường đơn giản, có thể được hấp thu trực tiếp vào máu. Vì vậy sẽ khiến đường huyết trong máu của người bệnh tăng đột ngột, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nhưng do đặc tính GI cao, trong 1 số trường hợp người bệnh bị hạ đường huyết có thể uống một lượng nhỏ nước mật ong dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này giúp cân bằng lại lượng đường trong máu, nhưng không nên tự thực hiện nếu không có kiến thức về liều lượng kẻo tự gây nguy hiểm cho mình.
2. Người bị xơ gan
Xơ gan là một bệnh gan mạn tính được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan.
Bệnh nhân viêm gan B rất thích hợp để uống mật ong vì monosaccharide trong mật ong có thể làm giảm gánh nặng cho gan. Tuy nhiên, với bệnh nhân xơ gan, nhất là xơ gan nặng thì nó chẳng khác nào “thuốc độc” .
Ảnh minh họa
Bởi khi gan đã bị xơ thì chức năng gan đã bị suy yếu khá nhiều, việc hấp thụ chất dinh dưỡng thông qua ăn uống hàng ngày cũng trở nên khó khăn hơn và có ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động sống trong cơ thể. Mật ong sẽ làm tăng gánh nặng cho gan khiến bệnh xơ gan diễn tiến nặng hơn.
3. Phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai không nên dùng hoặc nếu có, chỉ dùng một lượng rất nhỏ mật ong. Bởi vì mật ong có thể kích thích tử cung co lại, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Nó cũng gây co thắt dạ dày, rối loạn tiêu hóa trong khi thai phụ thường gặp nhiều vấn đề trong việc này.
Mật ong cũng rất dễ làm tăng độ nhạy cảm với insulin, dễ gây ra tiểu đường thai kỳ với các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, khi mang thai răng miệng của phụ nữ cũng yếu hơn, ăn uống nhiều mật ong dễ gây sâu răng, mòn răng và còn dễ tăng cân quá mức trong thai kỳ.
4. Người bị rối loạn đường ruột
Mật ong có thể làm cho đường ruột co thắt mạnh, dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột, gây ra các chứng như đi ngoài, táo bón… Vì vậy, dù tốt nhưng nó không phù hợp cho những người bị rối loạn chức năng đường ruột, đang bị rối loạn tiêu hóa, nhất là tiêu chảy.
5. Người có huyết áp thấp
Trong mật ong chứa một chất giống như là Acetylcholine, có tác dụng giảm huyết áp. Do đó, những người có mức đường huyết thấp tuyệt đối không sử dụng mật ong kẻo làm bệnh trầm trọng hoặc dẫn tới các biến chứng cấp tính nếu dùng quá nhiều một lúc.
6. Trẻ em dưới 1 tuổi
Mật ong dễ bị nhiễm độc tố botulinum trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Trong khi độc tố botulinum có khả năng sinh tồn rất mạnh và vẫn có thể tồn tại ở nhiệt độ cao 100 độ C.
Điều quan trọng là những vi khuẩn này vô hại với người trên 1 tuổi nhưng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì lại rất nguy hiểm. Bởi vì chức năng đường tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, khả năng miễn dịch kém nên rất dễ khiến trẻ nhỏ bị ngộ độc sau khi sử dụng.
7. Người dễ bị dị ứng
Mật ong không thích hợp cho những người bị dị ứng. Những ai bị dị ứng phấn hoa, cần tây và các dị ứng khác liên quan đến hoạt động của ong không nên ăn mật ong, có thể gây ngộ độc cho người bị dị ứng.
Ảnh minh họa
Ăn mật ong hoặc da tiếp xúc với mật ong có thể gây ra phản ứng dị ứng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể gây ra đau đầu, thở khò khè, buồn nôn, nôn mửa, bệnh tiêu chảy, ngất xỉu, nhịp tim không đều, sốc phản vệ nguy hiểm.
Ngoài ra, cũng có một số trường hợp có thể dùng mật ong nhưng liều lượng cực nhỏ. Khi dùng, tuy không gây nguy hiểm nhưng có thể mang tới những tác dụng phụ đáng chú ý. Ví dụ như người vừa mới phẫu thuật, do mất máu nhiều và cơ thể yếu trong khi mật ong quá bổ sẽ làm gan bị chướng, nghẽn khí, có thể xuất huyết nhỏ trong nội tạng. Hay những người đang dùng thuốc hạ sốt, thuốc cảm mà dùng nhiều mật ong sẽ làm giảm tác dụng thuốc, cơ thể chậm hồi phục.
Nguồn và ảnh: Sohu, Aboluowang, Eat This Not That