Chăm sóc sức khỏe cho trẻ: Phòng ngừa hơn điều trị
Một sức khỏe tốt là tiền đề vững chắc giúp trẻ tự tin khôn lớn. Tuy nhiên trên thực tế, đây cũng là một "bài toán" mà các bậc phụ huynh luôn "đau đầu" đi tìm lời giải, bởi lẽ các loại bệnh thường gặp ở trẻ em khá đa dạng. Đặc biệt, vẫn còn đó nhiều loại vi rút gây ra các bệnh lý nguy hiểm nhưng có khả năng phát hiện thấp, không có triệu chứng rõ ràng, diễn tiến âm thầm… dẫn đến các vấn đề sức khỏe ở con trẻ khiến phụ huynh không kịp trở tay: Tiêu biểu là HPV.
Trao đổi về bài kiểm tra dự phòng HPV vừa qua, cô Nguyễn Thị Hồng Ngọc - Trưởng bộ phận chăm sóc học sinh tại UTS chia sẻ: "Việc tuyên truyền cũng như vận động phụ huynh học sinh tìm hiểu về nguy cơ liên quan đến HPV đã được Nhà trường ấp ủ từ lâu. Chúng tôi kỳ vọng sẽ cung cấp cho phụ huynh thêm nhiều thông tin và hơn hết là hiểu đúng về vi rút này, cũng như sự ảnh hưởng của HPV đối với cả nam và nữ".
Cô Nguyễn Thị Hồng Ngọc mong muốn bài kiểm tra lần này sẽ giúp các phụ huynh hiểu rõ hơn về HPV và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn cho trẻ
"Thông qua kết quả của bài kiểm tra, tôi thấy được rất nhiều phụ huynh cũng giống mình trước đây, trong việc đánh giá chưa đúng mức độ nguy hiểm của loại vi rút này. Hoạt động này đã góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao khả năng nhận diện các nguy cơ có thể xảy ra cho con em mình từ phía các phụ huynh. Từ đó, có thể giúp các bố mẹ không bỏ lỡ cơ hội vàng để phòng ngừa HPV đúng cách và đúng thời điểm cho con em." – Cô Hồng Ngọc cho biết thêm.
Từ "bài kiểm tra đặc biệt" đến sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai con trẻ
Quá trình thực hiện bài kiểm tra đã cho thấy, nhiều phụ huynh vẫn còn chưa nhận thức được HPV có thể lây nhiễm cho cả hai giới nam và nữ. Theo 1 nghiên cứu vào năm 2014, tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Atlanta, Hoa Kỳ, nam giới có xác suất nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời trung bình là 91,3 % - cao hơn hẳn ở nữ, vốn ở mức 84,6%.(1)
Song song đó, một bộ phận lớn ba mẹ vẫn cho cho rằng HPV ít hoặc thậm chí không có khả năng lây nhiễm ở trẻ dưới 18 tuổi, bởi con đường lây lan chủ yếu của vi rút này là qua đường tình dục. Nhưng trên thực tế tại Việt Nam, tỉ lệ quan hệ tình dục lần đầu trước 14 tuổi đã tăng gấp hai lần trong suốt 6 năm qua (2013-2019) (2). Đồng thời, ngoài tiếp xúc tình dục sớm, HPV còn lây nhiễm bằng nhiều hình thức khác nhau như tiếp xúc với vật nhiễm HPV bao gồm đồ lót, khăn tắm, dụng cụ y tế… hoặc lây từ mẹ sang con.(3) Có thể thấy, HPV đã và đang là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật hoặc các bệnh lý đường sinh dục khác… (4) và hầu như đều gây ra những tác động tiêu cực đến thể trạng sức khoẻ của người bệnh.
Cô Hồng Ngọc nhấn mạnh: "UTS mong muốn và đang nỗ lực từng ngày để lan toả mạnh mẽ tầm quan trọng của việc ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ nhiễm HPV trong nội bộ Nhà trường nói riêng và cộng đồng nói chung.
Đôi khi, chỉ cần có hành động đúng thời điểm như chủ động dự phòng đúng độ tuổi thích hợp, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ sức khoẻ các con trong tương lai. Cuối cùng, tôi cũng khẳng định một lần nữa, HPV không "phân biệt giới tính" nên chúng ta cũng đừng tự chọn "khiên bảo vệ" cho con mình theo giới tính của trẻ".
Bài kiểm tra với bộ câu hỏi thú vị, cung cấp hầu hết các kiến thức nền tảng mà bất kỳ phụ huynh nào cũng cần biết về HPV
Có thể thấy, dự phòng HPV từ sớm ở độ tuổi phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ tương lai cho trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ – tương tự như các phụ huynh tại UTS – có thể tham gia thực hiện ngay bài kiểm tra để tìm hiểu về HPV và nguy cơ nhiễm HPV ở trẻ trong lứa tuổi vị thành niên, từ đó có thể giữ gìn một sức khỏe tốt nhất cho trẻ, giúp chuẩn bị tốt hơn cho hành trình trưởng thành của con:
Thực hiện tại đây: http://duphonghpv.utschool.edu.vn.
* Nội dung này do Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp, phối hợp cùng Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục/nâng cao nhận thức về sức khỏe cộng đồng VN-GSL-00108 26102024
Tài liệu tham khảo:
(1) Chesson HW, Dunne EF, Hariri S, Markowitz LE. The estimated lifetime probability of acquiring human papillomavirus in the United States. Sex Transm Dis. 2014 Nov;41(11):660-4. doi: 10.1097/OLQ.0000000000000193. PMID: 25299412; PMCID: PMC6745688.
(2) https://vnexpress.net/ty-le-hoc-sinh-quan-he-tinh-duc-truoc-14-tuoi-tang-gap-doi-4455753.html
(3) Houlihan CF, de Sanjosé S, Baisley K, et al. Prevalence of human papillomavirus in adolescent girls before reported sexual debut. J Infect Dis. 2014;210(6):837-845. doi:10.1093/infdis/jiu202
Petca A, Borislavschi A, Zvanca ME, Petca RC, Sandru F, Dumitrascu MC. Non-sexual HPV transmission and role of vaccination for a better future (Review). Exp Ther Med. 2020;20(6):186. doi:10.3892/etm.2020.9316
(4) IARC. IARC monographs on the evaluation of carcinogenic risks to humans. Human papillomaviruses. Vol 90. Lyon, France: IARC, 2007.