Đang trong độ tuổi dậy thì nhưng “vùng kín” lại không phát triển lông mu: Vì sao lại xảy ra tình trạng này?

Một trong thay đổi của cơ thể trong giai đoạn dậy thì là sự phát triển của lông mu ở vùng kín. Nhưng lại có những trường hợp không có lông mu. Dưới đây là 4 lý do giải thích cho tình trạng này.

Lông mu hay được gọi là lông vùng kín, là lông mọc ở gò mu phía trên âm hộ nữ giới hoặc ở gốc dương vật nam giới. Lông mu bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn dậy thì, khi bạn gái khoảng 11 đến 12 tuổi, bạn nam 12 đến 15 tuổi.

Những sợi lông mu sẽ phát triển từ những sợi lông mỏng, khá sáng màu, mềm và thẳng cho đến khi trở thành những sợi lông khá dày, màu đen sẫm và xoăn tự nhiên. Đây là dấu hiệu nổi bật của sự trưởng thành của cơ quan sinh dục nam và nữ.

Ở các trường hợp bình thường, cứ đến độ tuổi dậy thì, lông mu sẽ xuất hiện và phát triển. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, mặc dù đang giai đoạn dậy thì phát triển nhưng lông mu lại không mọc.

Đang trong độ tuổi dậy thì nhưng “vùng kín” lại không phát triển lông mu: Vì sao lại xảy ra tình trạng này? - Ảnh 1.

Vì sao đang ở giai đoạn dậy thì nhưng lông mu lại không xuất hiện?

Lông mu có vai trò quan trọng đối với mỗi người như giảm sự ma sát, giữ nhiệt độ và bảo vệ vùng kín khỏi vi khuẩn và các mầm bệnh… Bởi vậy, nếu bộ phận riêng tư không có lông mu thì đây là một vấn đề cũng cần lưu tâm và được giải thích bởi các lý do sau.

1. Di truyền

Một người có lông mu hay không, lông dày hay mỏng, nhiều hay ít đều có liên quan đến di truyền. Điều này cũng tương tự như lông tóc ở các vị trí khác trên cơ thể, ít nhiều bị tính di truyền chi phối. Vì vậy, một số người được sinh ra không có lông trên cơ thể.

Đang trong độ tuổi dậy thì nhưng “vùng kín” lại không phát triển lông mu: Vì sao lại xảy ra tình trạng này? - Ảnh 2.
2. Vấn đề về nội tiết


Việc tiết hormone trong cơ thể xảy ra bất thường sẽ dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân có thể do cơ thể bị viêm nhiễm, có khối u, chấn thương… Sự rối loạn nội tiết có thể dẫn đến không mọc lông mu ở vùng kín. Trường hợp này không cần trị liệu, nó sẽ không ảnh hưởng đến đời sống tình dục và khả năng sinh sản.

3. Hội chứng Turner


Một số bạn nữ sinh ra thiếu nhiễm sắc thể X thứ hai, tuyến sinh dục phát triển không bình thường, dẫn đến cơ quan sinh sản lớn bất thường. Bên cạnh đó chính là biểu hiện không mọc lông mu.

Một vài trường hợp không có hiện tượng rụng trứng, ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản. Số khác có khả năng mang thai nhưng tỷ lệ thai chết lưu và hỏng thai rất cao. Ngoài ra, họ sẽ có biểu hiện trí tuệ kém, vóc dáng nhỏ bé. Đây là các biểu hiện nổi bật của hội chứng Turner, rối loạn nhiễm sắc thể giới tính thường gặp nhất ở nữ giới.

Đang trong độ tuổi dậy thì nhưng “vùng kín” lại không phát triển lông mu: Vì sao lại xảy ra tình trạng này? - Ảnh 3.
4. Tác dụng phụ của thuốc


Một số loại thuốc nội tiết tố có thể gây rụng lông mu. Điều này do thuốc nội tiết có thể gây rối loạn nội tiết trong cơ thể và lông mu từ từ rụng. Do đó, tình trạng xảy ra do sử dụng thuốc như thế này cần phải đến bệnh viện để điều trị.

Bên cạnh đó, phần lớn vấn đề rụng lông mu ở nữ giới là vấn đề sinh lý và cơ thể không có bệnh gì nghiêm trọng. Tình trạng này cũng không cần điều trị. Mặc dù không có lông mu ở vùng kín nhưng các bộ phận khác vẫn phát triển, phái nữ vẫn có kinh nguyệt thì không phải lo lắng đến vấn đề tình dục và sinh sản.

Nguồn: Sohu, Healthline