Bất ngờ với dấu hiệu cảnh báo bệnh gout ngoài sự hiểu biết lâu nay của chúng ta
Hãy lắng nghe cơ thể của mình, mỗi người là bác sĩ tốt nhất của chính mình. Đó là lời khuyên của bác sĩ dành cho mỗi chúng ta.
Ngoài dấu hiệu sưng ngón chân cái như đã nói ở trên, một dấu hiệu có thể là chỉ dấu của bệnh gout- chứng ngáy ngủ. Đây là kết quả một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh quốc. Sự hạn chế tiếp cận oxy khi ngủ cũng thúc đẩy axit uric bị sản xuất ra nhiều hơn và do đó cũng dẫn tới bệnh gout. Ngáy ngủ chính là một biểu hiện của những cơn ngưng thở, gián đoạn hơi thở khi ngủ do bị thiếu oxy. Nếu nắm được quy tắc rằng cơ thể con người là một khối thống nhất, bạn sẽ dễ dàng hiểu điều này và trong trường hợp này bạn hãy đi khám bác sĩ tai mũi họng để tìm lý do xảy ra tắc nghẽn, từ đó giải quyết tình trạng ngáy ngủ- một cách gián tiếp đề phòng bệnh gout vậy.
Ngáy ngủ (ngưng thở khi ngủ) là một dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh gout.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hoặc là đang phải chịu đựng sự đau đớn của bệnh gout hoặc là chứng kiến người thân/bạn bè mắc phải căn bệnh này. Cứ ngỡ là tuổi trẻ sẽ chống chỉ định với căn bệnh này, thực tế ngược lại. Từ đây đặt ra vấn đề: Cần làm gì để ngăn ngừa căn bệnh quái ác này “hỏi thăm” chúng ta, bên cạnh việc để ý những dấu hiệu cảnh báo như đã phân tích ở trên.
Quan tâm đến độ đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày - hãy lắng nghe bác sĩ khuyên gì bạn?
Đạm (protein) là một trong những chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho chúng ta hoạt động hàng ngày, bên cạnh carbohydrate, chất béo và các chất dinh dưỡng khác.
Có hàng trăm loại đạm khác nhau, cấu trúc từ các chuỗi axit amin đặc trưng. Cơ thể con người cần khoảng 20 loại axit amin để có thể sinh trưởng và phát triển, trong đó có 11 axit amin không thiết yếu: là những loại cơ thể có thể tự tổng hợp và ta không cần phải lấy nó từ thực phẩm và 9 axit amin thiết yếu: là những loại cơ thể không thể tự tổng hợp được nên cần bổ sung từ thực phẩm.
Các loại đạm từ động vật thường có cấu trúc hoàn chỉnh tức là đủ các loại axit amin thiết yếu nhưng khi ăn quá mức cần thiết, sẽ là môi trường thuận lợi cho bệnh tật nảy sinh và phát triển. Nguồn đạm thực vật tuy có lượng axit amin ít hơn, tốc độ chuyển hoá chậm hơn nhưng bền bỉ, an toàn, giúp phòng ngừa và ngăn chặn nhiều loại bệnh, tiêu biểu là ung thư và gout.
Phòng ngừa bệnh gout, ta nên chú trọng ăn đạm thực vật.
0.8-1g/1kg trọng lượng cơ thể là lượng đạm một người trưởng thành cần, theo khuyến cáo dinh dưỡng cho chế độ ăn hàng ngày. Ví dụ người đàn ông nặng 68kg thì chỉ cần 68g đạm hàng ngày. Thứ tự ưu tiên của các nguồn đạm nên như sau: Đạm thực vật; Cá tôm nhỏ (ăn cả xương thì tốt nhất); Cá biển, hải sản khác; Thịt gia cầm; Thịt lợn, trâu, bò...
Tôm nhỏ, cá nhỏ... là nguồn chất đạm lành mạnh.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải tính toán tỉ mỉ cho từng bữa ăn bởi như thế sẽ gây áp lực tâm lý và cảm giác chán ăn. Chỉ cần duy trì một chế độ ăn toàn phần, với các loại thực phẩm phong phú đa dạng sẽ dễ dàng cung cấp đủ đạm cho một người có sức khoẻ bình thường. Chưa kể, lượng đạm sẽ tiêu hao nhiều hơn khi ta vận động mạnh như tập thể thao.
Để ngừa bệnh gout, ngoài hạn chế đạm, bạn nên hạn chế rượu bia, tránh ăn các đồ rán, nướng, tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả và kiểm soát tốt cân nặng.
Rau củ quả giúp bạn kiểm soát cân nặng.
Uống nhiều nước cũng là một cách đơn giản, hiệu quả để hỗ trợ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
Nguy cơ cao mắc bệnh gout thuộc về những người này:
Nếu bạn đang trong tình trạng này, đồng nghĩa bạn càng cần chú ý hơn những biểu hiện cảnh báo căn bệnh gây đau đớn này. Đó là: Bị béo phì, suy tim, huyết áp cao, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường... Hoặc khi bạn đang sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tăng axit uric máu, ví dụ như thuốc lợi tiểu. Người uống nhiều bia rượu đương nhiên là bệnh nhân tiềm tàng của căn bệnh gout.