Ảnh minh họa: Internet
Nguy cơ mắc bệnh tự nhiên
Những nguyên nhân góp phần gây ra ung thư ruột già mà bệnh nhân không thể kiểm soát được bao gồm:
Độ tuổi: Hầu hết người mắc bệnh ung thư ruột già đều trên 50 tuổi
Tiền sử bệnh án: Bệnh nhân đã mắc polyp đại trực tràng hoặc bị viêm ruột từ trước
Tiền sử gia đình: Có người thân trong nhà bị ung thư đại trực tràng hoặc polyp đại tràng tiền ung thư
Nguy cơ mắc bệnh do lối sống
Tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn đối với những người:
Ăn nhiều thịt đỏ nấu chín ở nhiệt độ cao hoặc được chế biến sẵn (đồ đóng hộp)
Béo phì, có quá nhiều mỡ bụng
Không tập thể dục thường xuyên
Uống rượu và hút thuốc: Uống rượu nhiều và hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột. Các chất độc hai trong rượu và thuốc lá có thể thẩm thấu trực tiếp qua lớp niêm mạc ruột. Nếu quá trình này xảy ra thường xuyên có thể gây tổn thương lớp niêm mạc hoặc dẫn đến ung thư.
Triệu chứng ung thư ruột
Các triệu chứng của ung thư đường ruột thường xuất hiện ở giai đoạn sớm hơn so với các nhóm ung thư khác. Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường không rõ ràng hoặc gây nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa. Nếu cơ thể có những dấu hiệu sau kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời:
Thay đổi thói quen tiêu hóa: Điều này có thể bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Khi một khối u xuất hiện trong đường ruột nó có thể cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn trong hệ tiêu hóa. Dẫn đến những rối loạn tiêu hóa thường gặp như đau bụng, tiêu chảy, táo bón
Xuất hiện máu trong phân: Điều này có thể xảy ra khi khối u đã lớn, chèn ép gây tổn thương và chảy máu ở lớp niêm mạc ruột, dẫn đến việc trong phân có lẫn máu.
Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư ruột, nhưng nó thường gây nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác nên người bệnh thường bỏ qua.
Thiếu máu: người bện có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tỷ lệ hồng cầu giảm mạnh. Nguyên nhân có thể do khối u làm tổn thương lớp niêm mạc gây chảy và ngăn cản hoạt động lưu thông máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Xì hơi nhiều: Xì hơi và bệnh đường ruột có mối liên quan với nhau. Thông thường, xì hơi thường không có mùi quá rõ rệt nhưng nếu gần đây bạn xì hơi nhiều, nặng mùi thì rất có thể là do khối u xuất hiện ở trực tràng, gần hậu môn vì vậy bạn nên thận trọng.
Đi đại tiện nhiều hơn: Ở những bệnh nhân ung thư ruột giai đoạn đầu, thói quen đi đại tiện sẽ thay đổi, biểu hiện rõ ràng hơn là số lần đi đại tiện tăng lên.
Người bình thường đi đại tiện từ 1 đến 3 lần/ngày, nhưng nếu bạn thấy số lần đi đại tiện tăng đột ngột, luôn bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ thì bạn phải hết sức cảnh giác, rất có thể đó là do ung thư ruột.