Virus và vi khuẩn được biết đến là những vi sinh vật cực nhỏ tồn tại khắp mọi nơi trên trái đất. Chúng có thể lây nhiễm cho động vật, thực vật... Virus, vi khuẩn cũng là một nguyên nhân được công nhận của bệnh ung thư ở con người và các loài khác. Ung thư không phải một căn bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người, tuy nhiên virus gây ung thư thì hoàn toàn có nguy cơ lây. Dưới đây là 3 loại virus, vi khuẩn gây ung thư chủ yếu có khả năng lây nhiễm từ người sang người:
1. Vi khuẩn Helicobacter pylori
Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn gây bệnh mà con người rất khó đối phó. Trong những thập kỷ gần đây, các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu và phát hiện ra rằng, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư dạ dày. Ở Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn này rất cao, các thống kê cho thấy nước ta có khoảng 60-70% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn này có thể dễ dàng lây từ người sang người qua đường miệng, trong cuộc sống hằng ngày chúng ta còn gọi đó là "bệnh hôn".
Vi khuẩn này có thể dễ dàng lây từ người sang người qua đường miệng, trong cuộc sống hằng ngày chúng ta còn gọi đó là "bệnh hôn". Bệnh này thường xảy ra ở những đối tượng yêu nhau, cha mẹ và con cái, vợ chồng... Thậm chí vi khuẩn này cũng có nguy cơ lây nhiễm nếu chúng ta sử dụng cùng đồ ăn với người bệnh.
Đương nhiên những trường hợp này chỉ có thể xảy ra với tiền đề người trong gia đình mắc bệnh. Nếu gia đình bạn không có ai mắc vi khuẩn này thì bạn có thể tạm yên tâm loại trừ nguy cơ mắc bệnh. Với những người trong gia đình có tiền sử mắc ung thư dạ dày, tốt hơn hết nên đi khám định kỳ sau một năm hoặc nửa năm để phòng ngừa virus HP.
Vi khuẩn HP cũng có nguy cơ lây nhiễm khi sử dụng chung đồ ăn với người bệnh.
2. Virus viêm gan B
Theo thống kê của WHO, có khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mạn tính. Còn ở nước ta, số người nhiễm loại virus này chiếm khoảng 20% dân số. Virus viêm gan B là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan B, xơ gan, ung thư gan...
Hiện nay có thể xác định 3 con đường lây nhiễm virus viêm gan B, đó là lây qua đường máu, lây qua đường tình dục và lây từ mẹ sang con. Do đó chúng ta không nên chủ quan với loại virus này. Nếu đi hiến máu, bạn nên tham gia hiến máu ở các bệnh viện chính quy, không nên đến những cơ sở nhỏ lẻ để tránh nguy cơ lây nhiễm do dụng cụ không được khử trùng sạch sẽ, không đảm bảo vệ sinh.
Virus viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con.
Hiện nay, cách tốt nhất để phòng ngừa virus viêm gan B hiệu quả đó là tiêm vắc-xin ngừa virus. WHO khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh nên tiêm vắc-xin viêm gan B càng sớm càng tốt sau khi sinh, tốt nhất là trong vòng 24 giờ - sau đó là tiêm tiếp hai hoặc ba liều vắc-xin viêm gan B cách nhau ít nhất bốn tuần để đạt hiệu quả phòng bệnh.
3. Virus viêm gan C
Mặc dù virus viêm gan C (HCV) không phổ biến bằng virus viêm gan B, tuy nhiên đây cũng là một bệnh truyền nhiễm rất hay gặp. Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Một khi bị nhiễm loại virus này thì hơn một nửa số bệnh nhân sẽ phát triển thành viêm gan mãn tính, thậm chí còn có nguy cơ bị xơ gan, ung thư gan cao hơn nhiều so với những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B.
Theo ước tính từ WHO, năm 2016 có khoảng 399.000 người chết vì virus viêm gan C trong đó phần lớn là biến chứng xơ gan và ung thư gan nguyên phát.
Virus viêm gan C là một loại virus lây truyền qua đường máu. Điều này có thể xảy ra do sử dụng ma túy qua đường tiêm chích, tiêm chích không an toàn, chăm sóc sức khỏe không an toàn, truyền máu và các sản phẩm máu không được kiểm tra...
HCV cũng có thể lây truyền qua đường tình dục và có thể truyền từ mẹ bị nhiễm sang con. Viêm gan C không lây qua sữa mẹ, thức ăn, nước uống hoặc tiếp xúc thông thường như ôm, hôn và dùng chung đồ ăn, thức uống với người bị bệnh.
Mặc dù có tỷ lệ lây nhiễm cao, tuy nhiên hiện nay y học thế giới vẫn chưa tìm ra vắc-xin ngừa virus viêm gan C. Do đó chúng ta cần chú ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa như không dùng chung dụng cụ y tế, không quan hệ tình dục bừa bãi...
Theo QQ, WHO