Tiểu Trương là một chàng trai 27 tuổi ở Trung Quốc, thân hình tương đối mập, mấy năm nay nghe bạn bè nói xông hơi có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Lúc đó anh lại đang nung nấu ý định có một thân hình gọn gàng hơn nên ngày nào Tiểu Trương cũng đi xông hơi cho bằng được, dù mưa hay nắng cũng không bỏ buổi nào.
Gần đây, Tiểu Trương cảm thấy người gầy yếu, ăn uống giảm sút, thắt lưng hơi đau và thỉnh thoảng bị nôn nên đến bệnh viện gần nhất và được chẩn đoán là bị suy thận. Sau khi bác sĩ hỏi về thói quen hàng ngày, bác sĩ mới kết luận rằng các vấn đề về thận của anh liên quan nhiều đến chứng đổ mồ hôi lâu ngày do xông hơi. Tiểu Trương sau khi nghe xong, tỏ ra cực kỳ hối hận.
Ảnh minh họa
Tại sao đổ mồ hôi nhiều dẫn đến suy thận mãn?
Việc xông hơi về cơ bản là sẽ làm nóng các viên đá xông hơi trong phòng, điều này cho phép các tia hồng ngoại bước sóng dài và các ion oxy âm được bức xạ từ đó thâm nhập vào lớp sâu bên trong da, thúc đẩy tuần hoàn máu và mồ hôi thông qua việc sưởi ấm. Do đó, xông hơi giúp đẩy nhanh quá trình bài tiết ẩm và độc tố trong cơ thể. Nói chung, nhiệt độ trong quá trình xông hơi có thể lên tới 40 độ C, khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi và mất nước.
Đổ mồ hôi nhiều và mất nước sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu của máu, thể tích máu giảm sẽ kích thích giải phóng vasopressin từ thùy sau tuyến yên làm cô đặc thêm nước tiểu, thúc đẩy co mạch thận và thiếu oxy dẫn đến ống thận bị hư hại mạn tính. Nếu mất nước nghiêm trọng và lượng máu không đủ sẽ gây say nắng, tiêu cơ vân, tụt huyết áp, tiến triển thành tổn thương thận cấp tính và cuối cùng là bệnh thận mãn tính, chẳng hạn như suy thận mãn tính.
5 nhóm người nên tránh không xông hơi
Nhiều người nghĩ rằng tất cả mọi người trừ trẻ em đều có thể làm đổ mồ hôi. Trên thực tế, xông hơi không phải là một phương pháp chữa bách bệnh, và nhiều người không thích hợp để xông hơi, chẳng hạn như:
1. Trước hết, người già và trẻ em, người có thể trạng yếu, bệnh nhân ung thư, bệnh mãn tính không thích hợp để xông hơi. Bệnh nhân cao huyết áp nặng và bệnh tim nhạy cảm hơn với môi trường nhiệt độ cao, có nguy cơ bệnh trở nặng nên không thích hợp để xông hơi.
2. Nhiệt độ cao dễ làm vết thương chảy mủ hoặc làm máu lưu thông nhanh dẫn đến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, do đó những bệnh nhân bị bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm không thích hợp để xông hơi ra mồ hôi.
3. Những người có xu hướng chảy máu không thích hợp để xông hơi, chẳng hạn như nữ giới đang trong thời kỳ kinh nguyệt tốt nhất là không nên đổ mồ hôi.
4. Tốt nhất không nên xông hơi cho nam giới chưa lập gia đình, vì nhiệt độ xông hơi cao hơn nhiệt độ cơ thể, không có lợi cho sự phát triển của tinh trùng, hoặc làm giảm khả năng vận động của tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc dẫn đến vô sinh.
5. Người khí huyết không đủ thì nên xông hơi ít, vì mồ hôi ra nhiều sẽ làm tổn hại khí và huyết.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline