Thuốc ngủ là gì?
Thuốc ngủ là loại thuốc hướng thần cấp 2 được dùng để kéo dài và hỗ trợ giấc ngủ, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn cũng như cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ. Một số loại thuốc ngủ còn được gọi là thuốc an thần vì có khả năng làm chậm hoạt động của não bộ, giúp não bộ thư giãn để cơn buồn ngủ đến nhanh hơn. Cơ chế hoạt động của thuốc ngủ là tác động lên não bộ cũng như hệ thần kinh trung ương để kích thích giải phóng hormone gây buồn ngủ.
Thuốc ngủ được kiểm soát chặt chẽ để tránh tình trạng lạm dụng thuốc dẫn đến “nghiện” hoặc ngộ độc. Các loại thuốc ngủ thông thường chỉ được mua khi có đơn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ không kê đơn thuốc ngủ nhiều lần với một bệnh nhân hoặc một lần với số lượng lớn. Nếu chỉ thỉnh thoảng mất ngủ, thuốc ngủ sẽ không phải thứ được các bác sĩ khuyên dùng. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài hơn một tuần, người bệnh vẫn nên tìm đến bệnh viện để được tư vấn điều trị. Cùng với đó, nếu chứng mất ngủ do lo lắng hoặc phiền muộn gây ra, nên lựa chọn thăm khám tại khoa thần kinh hoặc tâm thần.
Một trong những điều đặc biệt lưu ý khi uống thuốc ngủ là không nên dùng liều lượng quá lớn cho mỗi lần sử dụng. Căn cứ theo đơn của bác sĩ và từng loại thuốc, mỗi ngày người bệnh chỉ nên sử dụng một hoặc nửa viên cũng đã có thể cải thiện tình trạng giấc ngủ, giúp bệnh nhân ngủ đủ 8 tiếng. Nhiều người vì muốn thuốc ngủ có tác dụng nhanh và mạnh hơn nên không tuân theo sự chỉ định của bác sĩ mà dùng quá liều rất dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc.
Ngộ độc thuốc ngủ có thể chia thành 3 mức độ:
Ở mức độ đầu tiên, với liều lượng tương đối nhỏ, thuốc ngủ sẽ gây ra tình trạng ngộ độc nhẹ. Người bệnh sẽ có biểu hiện lơ mơ, khả năng nhận thức và phán đoán hoàn cảnh xung quanh giảm sút, bắt đầu run rẩy khi đi lại và nói không rõ ràng. Tuy nhiên các đặc điểm thể chất khác vẫn bình thường, giống như say rượu.
Ở mức độ thứ hai, nếu uống quá nhiều cùng một lúc sẽ khiến bệnh nhân tiến vào trạng thái hôn mê nhẹ. Người bệnh có thể bị tiếng la hét hoặc tiếng ồn đánh thức. Tuy nhiên sau khi tỉnh lại sẽ rất nhanh hôn mê trở lại.
Ở mức độ thứ ba, khi cố ý uống cùng lúc một lượng lớn thuốc ngủ nhưng liều lượng đủ để gây tử vong sẽ dẫn đến ngộ độc nặng. Người bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê sâu, phản xạ cơ bắp, nhịp thở, mạch đập, huyết áp… đều trở nên bất thường.
Điều gì sẽ xảy ra nếu uống cùng lúc 100 viên thuốc ngủ?
Như đã nói trên, bác sĩ sẽ hạn chế việc người bệnh mua quá nhiều thuốc ngủ để đảm bảo an toàn sức khoẻ. Nhưng vì những mục đích khác nhau, mà phổ biến nhất là để tự tử, nhiều người vẫn có thể tìm mua lượng lớn bằng những cách thức khác không chính thống.
Trước hết, kích thước của viên thuốc vừa phải để bệnh nhân thuận tiện nuốt cả viên, nhưng nếu có nhiều hơn 5 viên sẽ khó nuốt và hơn 10 viên có thể gây tắc nghẽn thực quản kể cả khi đường kính mỗi viên chỉ từ 2 đến 3 cm.
Nếu cắn viên thuốc và uống cùng nước, trong khoảng 5 phút, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng.
Khi thuốc dần được phân hủy bởi axit trong dạ dày sẽ ảnh hưởng đến cân bằng axit-bazơ trong đường tiêu hóa gây cảm giác nóng rát, khó chịu trong bụng. Cùng với một số loại thuốc ngủ cũng sẽ bổ sung thành phần kích thích cảm giác buồn nôn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng nôn mửa ở người dùng lượng lớn thuốc ngủ cùng lúc.
Đồng thời, phần thuốc đã được ruột hấp thu cũng bắt đầu phát huy tác dụng, cơ thể trở nên mệt mỏi và muốn chìm vào giấc ngủ nhưng trong bụng lại nóng rát, buồn nôn. Điều này có thể khiến người bệnh lâm vào tình trạng vật vã, vừa nôn mửa vừa lịm dần. Đặc biệt, khi con người rơi vào trạng thái mơ màng sẽ không thể nôn toàn bộ các chất trong dạ dày ra ngoài. Khi chúng đi vào khí quản rất dễ bị mắc kẹt và chặn đường thở, từ đó dẫn đến ngạt thở và tử vong trong vô thức.
Nếu sử dụng thuốc ngủ không chứa chất gây nôn, cơ thể sẽ hoàn toàn bất tỉnh hoặc bị sốc thuốc sau khoảng 40 phút. Nếu không ai tìm thấy, thì 100 viên thuốc ngủ cực mạnh có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, đa phần thuốc ngủ hiện tại có liều lượng thấp, 100 viên sẽ không thể khiến người bệnh ngay lập tức nhưng vẫn cần được cấp cứu kịp thời. Nếu tình trạng hôn mê kéo dài cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Phương pháp điều trị khi nuốt lượng lớn thuốc ngủ
Rửa dạ dày là phương pháp được sử dụng khi người bệnh nuốt một lượng lớn thuốc ngủ cũng như những chất gây ngộ độc khác. Có 2 phương pháp rửa dạ dày phổ biến là rửa bằng phương pháp gây nôn hoặc bằng ống thông dạ dày.
Tuy nhiên, phương pháp gây nôn chỉ được tiến hành khi bệnh nhân còn tỉnh táo. Chỉ cần cho bệnh nhân uống 1000 - 15000 ml dung dịch rửa dạ dày, dùng đè lưỡi kích thích vùng hầu họng gây nôn. Tuy nhiên, độc tố không thể rửa sạch ngay lập tức nên cần lặp lại nhiều lần cho đến khi tất cả được nôn ra.
Thường những bệnh nhân sử dụng quá nhiều thuốc ngủ sẽ không thể tỉnh táo nên các bác sĩ sẽ buộc phải sử dụng phương pháp rửa ruột bằng cách lồng ống thông. Người bệnh nằm đầu thấp, mặt nghiêng về bên trái. Ống thông sẽ được đặt và cố định trong dạ dày theo đúng quy trình.
Trước khi rửa, đầu phễu được hạ thấp dưới mức dạ dày để nước ứ đọng trong dạ dày chảy ra hoặc dùng bơm tiêm để hút dịch dạ dày. Mỗi lần, bác sĩ sẽ tiến hành đổ khoảng 300-500ml nước đối với người lớn đồng thời hạ thấp đầu ống vào trong chậu cho nước tự chảy ra hoặc dùng máy hút. Việc này sẽ được lặp lại cho đến khi nước chảy ra trong, không còn thức ăn, không còn mùi.
Sau khi rửa dạ dày, dù lượng thuốc sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể nhưng vẫn gây ra một loạt tác dụng phụ. Lúc này, niêm mạc dạ dày và nhu động dạ dày sẽ bị tổn thương, cộng với lượng thuốc kích thích lớn sẽ dẫn đến các cơn đau tức bụng một thời gian sau khi tỉnh dậy.
Đồng thời, ngay khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu ngộ độc, cần gọi cấp cứu và xử trí sơ cứu bước đầu như sau:
- Đưa người bệnh đến nơi thông thoáng, nằm nghiêng.
- Nếu người bệnh còn tỉnh táo và thời gian uống thuốc trong vòng 3 giờ, có thể gây nôn bằng cách cho uống nước và kích thích hầu họng.
- Với người suy hô hấp, có thể thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực
- Cố gắng xác định loại và liều lượng thuốc ngủ đã sử dùng để báo cho bác sĩ
Nguồn: NetEast