Đột biến gene trên mẫu bệnh phẩm COVID-19 vừa xuất hiện tại Việt Nam có đáng lo ngại?

Nhiều người đặt câu hỏi: Liệu đột biến gene trên 4 mẫu bệnh phẩm COVID-19 tại Việt Nam có đáng lo ngại?

Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng từ 27/04/2021
(Số liệu cập nhật lúc 17:43 31/05/2021) - Nguồn: Bộ Y tế
Việt Nam
  Ca mới hôm nay
  Tổng ca nhiễm
  Ca tử vong
STT Tỉnh Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng ca nhiễm Ca tử vong

Tối 29/5, theo thông tin từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, qua giải trình gene các mẫu bệnh phẩm COVID-19, các nhà khoa học của Viện đã phát hiện đột biến gene trong 4/32 mẫu bệnh phẩm.

Nhiều người đặt câu hỏi: Liệu đột biến gene trên 4 mẫu bệnh phẩm COVID-19 tại Việt Nam có đáng lo ngại?

Về vấn đề này, Giáo sư Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Hà Nội) cho hay: "Đột biến này chưa ghi nhận trên hệ thống dữ liệu toàn cầu. Việt Nam đã xác định được đột biến này, tuy nhiên số lượng mẫu còn ít nên viện sẽ tiếp tục nghiên cứu vào theo dõi thêm".

Theo GS Đức Anh, các chủng Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh hơn so với những chủng virus trước đây. Yếu tố đột biến cũng có thể là một trong những yếu tố dẫn đến sự lây lan nhanh hơn. Về mặt lâm sàng, virus đột biến cũng gây ra tình trạng nặng hơn so với so với người nhiễm chủng cũ.

Ảnh: Bộ Y tế.

Theo TS.BS Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 7 biến chủng của virus SARS-CoV-2, bao gồm các chủng phổ biến tại Châu Âu, Châu Phi, Anh và Ấn Độ. Trong đợt dịch từ ngày 26/4 đến nay, Việt Nam ghi nhận 2 biến chủng gây quan ngại là biến chủng Ấn Độ (B.1.617.2) và biến chủng Anh (B.1.1.7).

Trong đó, biến chủng Ấn Độ được đánh giá là có khả năng lây lan mạnh được WHO xếp vào nhóm “biến chủng gây quan ngại”.

Biến chủng B.1.617.2 có khả năng lây truyền cao hơn 40-50% so với biến chủng ở Anh (B.1.1.7). Biến chủng Ấn Độ này đã được ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và một số tỉnh thành khác.

Thực tế đánh giá đợt dịch lần thứ 4 tại Việt Nam cho thấy, tốc độ lây lan của biến chủng Ấn Độ rất nhanh, đặc biệt trong các môi trường kín, thông khí kém, tập trung đông người như đám cưới, đám ma, quán karaoke, khu công nghiệp. Có những người mới tiếp xúc ca bệnh 1-2 ngày đã có triệu chứng và đã có khả năng lây lan cho người khác.

Chẳng hạn: Tại Bắc Giang, từ 1 công nhân bị nhiễm bệnh, chỉ sau 5 ngày đã lây lan hàng trăm người khác tại nhiều công ty trong khu công nghiệp.

Về độc lực của biến chủng này, bước đầu cho thấy tỷ lệ người mắc có triệu chứng cao hơn so với các đợt dịch trước. Song, các biểu hiện lâm sàng nặng gây tử vong đang được đánh giá.

Trước đó, Bộ Y tế cho biết, đột biến mới được phát hiện từ 4 mẫu bệnh phẩm COVID-19 là Y144 trên protein S của virus B.1.617.2 (lần đầu phát hiện tại Ấn Độ). Đột biến này giống đột biến phát hiện trên biến thể B.1.1.7 (lần đầu phát hiện tại Anh). Đây là lần đầu tiên Việt Nam phát hiện biến chủng có đột biến như vậy.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong phiên họp Chính phủ sáng 29/5 cũng thông tin chủng phổ biến hiện nay tại Việt Nam là chủng Ấn Độ đã có các dấu hiệu tăng khả năng lây nhiễm và bệnh tăng nặng hơn so với các đợt dịch trước.

GISAID là bản đồ cập nhật kết quả giải trình tự gene SARS-CoV-2, được các nhà học học trên toàn cầu cập nhật liên tục; bản đồ này được các nhà khoa học tại các quốc gia cùng tham khảo, theo sát sự biến đổi của SARS-CoV-2.

Thế giới Việt Nam Ấn Độ Braxin Thái Lan Campuchia Nhật Bản