Đừng chỉ ăn gan heo, đây là loại rau dân dã được mệnh danh “vua chất sắt” bán đầy chợ Việt

Khi nhắc đến thực phẩm bổ sung sắt thì không thể bỏ qua gan heo. Nhưng còn có một loại rau dân dã rất giàu chất sắt mà nhiều người chưa biết.

Đương nhiên, gan heo là một trong những thực phẩm giúp bổ sung sắt tốt và phổ biến nhất. Nhưng cũng nên ăn điều độ để tránh các tác dụng phụ như khó tiêu hóa, tăng cholesterol xấu trong máu, tăng cân… Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung sắt nguồn thực vật để cân bằng dinh dưỡng và tốt hơn cho sức khỏe. Trong đó, không thể bỏ qua loại rau dân dã được mệnh danh là “vua chất sắt” bán rất nhiều, giá lại rẻ ở chợ Việt: rau cải cúc (còn được gọi là tần ô).

Rau cải cúc giàu sắt như thế nào?

Cải cúc dễ trồng, dễ chế biến, giàu dinh dưỡng và khoáng chất. Sở dĩ, rau cải cúc được mệnh danh là “vua chất sắt” trong thể giới thực vật vì hàm lượng sắt của nó cao tới mức bất ngờ. Hàm lượng chất sắt ở loại rau này đạt 1.2mg/100g. Chưa kể, sắt trong rau cải cúc rất dễ hấp thu, phù hợp với cơ thể và không gây tác dụng phụ, tốt cho tiêu hóa, không lo tăng cân.

Đừng chỉ ăn gan heo, đây là loại rau dân dã được mệnh danh “vua chất sắt” bán đầy chợ Việt - Ảnh 1.

Rau cải cúc rất giàu sắt và nhiều dinh dưỡng khác nhưng rất dễ mua ngoài chợ, giá lại rẻ (Ảnh minh họa)

Sắt là một trong những khoáng chất cần thiết đối với cơ thể chúng ta. Sắt chiếm tỉ lệ 0.004% được phân bố ở mỗi tế bào của cơ thể. Sắt có vai trò hỗ trợ cho quá trình tổng hợp hemoglobin và myoglobin. Trong đó, hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các tế bào và myoglobin đóng vai trò dự trữ oxy cho cơ thể. Vì vậy, thiếu sắt có thể gây ra thiếu máu - thường gọi là thiếu máu do thiếu sắt.

Ngoài bệnh thiếu máu thì tình trạng thiếu sắt còn có thể gây ra nhiều bệnh lý khác như gây ra tình trạng tim đập nhanh gây căng thẳng, mệt mỏi, rụng tóc, bong móng, suy giảm trí nhớ, trí thông minh, suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí có thể gây suy giảm khả năng sinh sản và gây sẩy thai.

Bên cạnh đó, sắt còn đóng vai trò nhân tố tạo thành nhân tế bào và các enzim xúc tác quan trọng, thúc đẩy hệ miễn dịch. Ngoài ra còn giúp cho trẻ em phát triển một cách khỏe mạnh, làm giảm cơn đau bụng kinh, giảm sự mệt mỏi, giải phóng năng lượng, cần thiết trong quá trình mang thai ở phụ nữ…

Về lượng sắt cần thiết, cần phải phụ thuộc vào độ tuổi và thể trạng. Đối với trẻ em từ 3 - 6 tháng tuổi cần 6.6mg/ngày, từ 6 - 12 tháng tuổi cần 8.8mg/ngày, từ 01 - 10 tuổi là 10mg/ngày. Nam giới trong độ tuổi dậy thì cần 12mg/ngày, tuổi trưởng thành là 10mg/ngày. Nữ giới tuổi trưởng thành là 18mg/ngày, phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều sắt nhất 60mg/ngày, sau mãn kinh thì chỉ cần 10mg/ngày.

Một số lợi ích sức khỏe khác từ rau cải cúc

Bên cạnh sắt, rau cải cúc còn rất giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất, chất chống oxy hóa khác. Vì vậy, ngoài bổ máu thì ăn loại rau dân dã này còn có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe sau đây:

Làm sạch máu, giảm mỡ máu

Rau cải cúc rất giàu sắt và canxi, có thể giúp cơ thể sản xuất ra máu mới. Đồng thời còn giàu chất xơ, chất chống oxy hóa có thể làm sạch mạch máu - cụ thể là giảm mỡ máu xấu rất tốt. Rau cải cúc còn có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein, bổ sung các vitamin cần thiết cho quá trình tạo máu như axit folic và đồng nguyên tố vi lượng.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi tạo ra một hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, cải thiện cảm giác thèm ăn. Lượng chất xơ trong rau cũng thúc đẩy nhu động ruột, thải độc trong đường ruột, chống táo bón.

Tốt cho xương khớp

Sắt và canxi trong rau cải cúc có thể tăng cường máu nuôi dưỡng và tăng độ dẻo dai của xương. Do đó, loại rau này rất tốt để ngăn ngừa thiếu máu và bệnh loãng xương.

Tiêu sưng, lợi tiểu

Lượng axit amin, chất béo, protein và nồng độ natri cao cùng kali và các khoáng chất khác trong cải cúc có thể điều chỉnh sự trao đổi chất trong cơ thể, loại bỏ phù nề, lợi tiểu.

Giải cảm, chữa ho

Cải cúc có thể trị cảm cúm, ho, nhất là cho trẻ em. Những người bị ho lâu ngày có thể dùng cải cúc chữa ho bằng cách nấu canh ăn hàng ngày.

Dưỡng tim

Y học cổ truyền từ xa xưa đã gọi rau cải cúc là “rau dưỡng tim”. Ngoài các thành phần thảo dược, điều hòa máu và huyết áp, ngay cả mùi hương đặc trưng của cải cúc cũng tác dụng dưỡng tim.

Tốt cho não bộ, an thần

Đừng chỉ ăn gan heo, đây là loại rau dân dã được mệnh danh “vua chất sắt” bán đầy chợ Việt - Ảnh 2.

Có nhiều cách chế biến rau cải cúc vừa ngon miệng lại tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Những người hay mắc bệnh tâm trạng lo lắng thì cải cúc sẽ là liều thuốc hữu hiệu bởi vì trong cải cúc giàu vitamin, axitamin, carotenoid. Ăn cải cúc hàng ngày sẽ giúp ổn định cảm xúc, bảo vệ não, phòng ngừa bệnh hay quên và các tác dụng khác.

Tăng sữa sau sinh

Sản phụ cần có nhiều sữa sau sinh để cho con bú, có thể ăn rau cải cúc và thịt nạc. Chế biến bằng cách hấp thủy để giữ nhiều dinh dưỡng.

Hạ huyết áp

Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật, chất diệp lục có tác dụng tốt cho các bệnh huyết áp, bổ não và những chất xơ tốt cho tiêu hóa, giảm cholesterol…

Trị đau đầu

Từ xa xưa, cải cúc đã được dùng như vị thuốc trị chứng đau đầu, nhất là đau đầu kinh niên. Để hiệu quả tốt, hãy dùng cải cúc già, giữ cả phần rễ cây sau khi làm sạch rồi đun nước uống. Cũng có thể hơ nóng lá cải cúc đắp chườm thái dương và đỉnh đầu. Hoặc xay nhuyễn cải cúc rồi đun nóng, đơn giản hơn là ăn cải cúc trong bữa cơm hàng ngày.

Lưu ý khi ăn cải cúc: Tuy tốt và giàu sắt nhưng cũng giống như mọi thực phẩm khác, cải cúc chỉ tốt khi ăn điều độ và đúng cách. Nên chú ý tới nguồn gốc, chế biến để hợp vệ sinh và giảm hấp thụ thuốc trừ sâu. Cần ăn chín, uống sôi nhưng không nên vò rau quá nát khi rửa hoặc nấu quá nhừ làm mất chất dinh dưỡng. Người đang tiêu chảy, huyết áp thấp, cảm lạnh. Người khỏe mạnh cũng không nên quá nhiều cải cúc cùng lúc, tránh ăn phần nụ hoa vì có chứa pyrethrin có thể gây hại với liều lượng lớn.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Family Doctor, ETtoday