Nhiều nghiên cứu tại Trung Quốc chỉ ra rằng hầu hết phụ nữ nước này không hút thuốc nhưng tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi lại rất cao. Sau khi phân tích các bằng chứng lâm sàng, các chuyên gia phát hiện hơn 60% phụ nữ trên 50 tuổi mắc bệnh ung thư phổi là những đầu bếp tại gia.
Ngay từ năm 1996, các nghiên cứu liên quan trên Tạp chí học thuật Quốc tế về Ung thư phổi đã chỉ ra rằng tiếp xúc với các loại khói dầu có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở phụ nữ không hút thuốc lên 3,76 lần. Điều này khẳng định rằng nấu ăn thực sự là một công việc có rủi ro cao và không phải cứ tự nấu có nghĩa là bạn sẽ an toàn trước bệnh tật.
Khói dầu khi tự nấu ăn tại nhà có thể gây ra 4 căn bệnh nguy hiểm dưới đây:
1. Bệnh ung thư
Dầu ăn sẽ sinh ra khói dầu khi ở nhiệt độ cao, nó chứa nhiều chất gây khó chịu và độc hại, trong đó có benzopyrene, dinitrophenol (DNP) và các chất gây ung thư phổi có hàm lượng cao hơn 100 lần so với không khí ngoài trời.
2. Các bệnh đường hô hấp
Ngoài nỗi ám ảnh mang tên “ung thư phổi”, ngay khi dầu ăn được làm nóng đến 150 độ C, chất acrolein sẽ được hình thành và tác động trực tiếp đến các giác quan của bạn.
Acrolein có vị cay nồng và gây cảm giác ngứa ngáy mũi, làm cay mắt và tạo cảm giác khó chịu cổ họng, thậm chí là khó thở nhẹ. Nó có thể gây viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và nhiều bệnh hô hấp khác, thậm chí dẫn đến bệnh hen suyễn.
3. Các bệnh về mắt
Khói dầu không chỉ xuất hiện khi bạn nấu nướng các món chiên rán, thậm chí chỉ là món xào thôi cũng đủ nhiệt độ để xảy ra các phản ứng sinh ra khói dầu.
Tình trạng này tệ hơn nếu thực phẩm bị khét hoặc dầu ăn ở nhiệt độ cao bốc cháy ngay trong chảo, nó không đơn giản là làm cay mắt, nếu thường xuyên tiếp xúc với loại khói này có thể làm bạn bị đục thủy tinh thể từ khi nào không hay.
4. Bệnh tim mạch
Hiện nay, hơn 200 chất độc hại đã được phát hiện từ khói dầu trong nhà bếp, chủ yếu là aldehyde, xeton, benzopyrene, nitrosamine dễ bay hơi, amin dị vòng…
Bản thân dầu ăn trong quá trình chế biến đã làm tăng lượng cholesterol, nhiều chất béo dễ bay hơi khi nấu nướng gây các bệnh tim mạch, mạch vành. Nếu kết hợp với chất nitơ đioxit (NO2) từ bếp ga hay các loại bếp/lò sưởi đun bằng dầu hỏa thì tỷ lệ đột quỵ, nhồi máu cơ tim là rất cao.
Làm thế nào để ngăn chặn khói dầu?
1. Chú ý đến việc giảm tạo ra khói dầu
- Thay đổi phương pháp nấu ăn
Khi nấu ăn, bạn có thể hạn chế tối đa việc sử dụng các phương pháp chiên, rán và các phương pháp nấu ăn khác có sử dụng dầu mỡ, hãy chọn các món salad nguội và món hầm.
- Tránh sử dụng nhiều lần dầu
Tốt nhất không nên sử dụng nhiều lần cùng một loại dầu, đặc biệt là dầu sau khi chiên, sử dụng nhiều lần sẽ làm tăng chất gây ung thư sinh ra ở nhiệt độ cao và tăng nguy cơ ung thư.
- Chọn dầu và dụng cụ nhà bếp chất lượng cao
Bạn có thể hạn chế tối đa việc sử dụng dầu sản xuất thủ công và chọn dầu thực vật chất lượng cao. Hãy chọn chảo chống dính, lò vi sóng và các dụng cụ nấu ăn khác không tạo khói dầu để giảm sinh khói dầu.
- Kiểm soát nhiệt độ dầu khi nấu
Nhiệt độ dầu được kiểm soát tốt nhất là dưới 200 độ C, tùy thuộc vào khói từ chảo dầu và không nấu ở nhiệt độ quá cao.
- Kiểm tra và vệ sinh thường xuyên máy hút mùi
2. Chú ý đến hệ thống thông gió và thải khói dầu nhiều hơn
- Cố gắng mở cửa sổ nhà bếp
Bạn không thể chỉ bật máy hút mùi khi nấu nướng, tốt nhất bạn nên mở cửa sổ bếp cùng lúc để khí thải thoát ra ngoài.
- Mở máy hút mùi trước khi nấu nướng
Nhiều người chỉ bật máy hút mùi khi đang nấu ăn, điều này là sai lầm. Khói dầu sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều trong 20 giây đầu tiên sau khi nấu. Nếu phần khói này không thể được hút đi ngay bởi máy hút mùi, nó sẽ trôi đi khắp căn bếp của bạn.
- Sau khi nấu xong, hãy để máy hút mùi chạy tiếp trong 5 - 10 phút
Nếu bạn tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu xong, khói nấu sẽ không thoát hết, do đó, chúng ta nên để máy hút mùi hoạt động thêm 5 - 10 phút nữa để đảm bảo rằng khói nấu đã được hút đi hoàn toàn.
3. Chú ý đến chế độ ăn uống
Ăn nhiều rau và trái cây giàu vitamin A và các loại vitamin khác như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, đậu xanh, dưa đỏ...
Nguồn và ảnh: Sohu, WHO, MSN