Hà Nội chuẩn bị tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ như thế nào?

Ngành y tế Hà Nội đã lên danh sách khoảng 680.000- 840.000 trẻ thuộc đối tượng tiêm vắc-xin COVID-19. Hiện thành phố cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án, cũng như điều kiện cần thiết tại các cơ sở tiêm chủng cho trẻ.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 11:08 30/10/2021
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +4.889 905.558 21.931 56
1 TP.HCM +977 430.059 16.501 32
2 Hà Nội +37 4.533 59 0
3 Bình Dương +697 231.774 2.403 6
4 Đồng Nai +697 64.359 573 4
5 Bạc Liêu +398 2.348 23 5
6 An Giang +320 10.299 133 0
7 Kiên Giang +249 8.388 82 1
8 Tây Ninh +180 10.578 157 0
9 Sóc Trăng +151 4.654 43 2
10 Cần Thơ +101 6.864 120 0
11 Long An +91 34.559 487 0
12 Đắk Lắk +90 3.771 15 0
13 Tiền Giang +75 16.199 413 2
14 Bình Thuận +68 5.064 68 0
15 Cà Mau +65 1.700 13 0
16 Gia Lai +61 1.569 5 0
17 Đồng Tháp +60 9.611 265 0
18 Hà Giang +60 690 0 0
19 Trà Vinh +59 2.655 18 0
20 Phú Thọ +46 648 0 0
21 Hậu Giang +42 1.282 2 0
22 Quảng Nam +38 1.218 5 0
23 Vĩnh Long +37 2.593 59 0
24 Bến Tre +34 2.304 71 0
25 Quảng Bình +32 1.929 6 0
26 Khánh Hòa +30 8.947 101 1
27 Nghệ An +25 2.376 18 0
28 Bình Phước +20 1.662 12 0
29 Bình Định +17 1.638 16 0
30 Thừa Thiên Huế +17 1.103 11 0
31 Thanh Hóa +16 961 6 0
32 Nam Định +14 280 1 0
33 Hà Nam +13 987 0 0
34 Kon Tum +12 231 0 0
35 Bắc Giang +12 5.885 14 0
36 Quảng Ngãi +7 1.586 7 1
37 Bắc Ninh +7 1.999 14 0
38 Quảng Ninh +6 32 0 0
39 Đắk Nông +6 909 7 0
40 Thái Bình +4 106 0 0
41 Ninh Bình +3 101 0 0
42 Phú Yên +3 3.132 34 0
43 Hải Dương +2 199 1 0
44 Đà Nẵng +2 4.965 74 0
45 Lâm Đồng +2 512 2 1
46 Hải Phòng +2 37 0 0
47 Hưng Yên +1 314 1 0
48 Hà Tĩnh +1 516 5 0
49 Sơn La +1 291 0 0
50 Vĩnh Phúc +1 261 3 0
51 Thái Nguyên 0 18 0 0
52 Điện Biên 0 66 0 0
53 Yên Bái 0 15 0 0
54 Hòa Bình 0 18 0 0
55 Ninh Thuận 0 1.311 29 0
56 Lai Châu 0 13 0 0
57 Bà Rịa - Vũng Tàu 0 4.603 51 1
58 Tuyên Quang 0 17 0 0
59 Lạng Sơn 0 221 1 0
60 Bắc Kạn 0 6 0 0
61 Quảng Trị 0 455 2 0
62 Lào Cai 0 137 0 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 30/10/2021

Số mũi đã tiêm toàn quốc

80.659.184

Số mũi tiêm hôm qua

1.588.827


Trước tình hình COVID-19 vẫn còn phức tạp, từ tháng 11/2021, Việt Nam sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em trên toàn quốc.

Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, ngành Y tế Thủ đô đã lên danh sách khoảng 680.000 - 840.000 trẻ thuộc đối tượng tiêm vắc-xin COVID-19. Hà Nội sẽ tiêm cho trẻ ngay sau khi được Bộ Y tế phân bổ lượng vắc-xin cần thiết. Nếu vắc-xin không đủ, thành phố sẽ tiêm từ độ tuổi cao đến độ tuổi thấp. Nếu bảo đảm được nguồn vắc-xin, thành phố sẽ triển khai tiêm diện rộng cho trẻ, có thể tiêm cho trẻ dưới 12 tuổi.

Hà Nội chuẩn bị tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ như thế nào? - 1

Vắc-xin phòng COVID-19. (Ảnh minh họa)

Trước thực tế không ít phụ huynh lo lắng về phản ứng sau tiêm vắc-xin ở trẻ, đại diện CDC Hà Nội khẳng định, điều này là không đáng lo ngại. Bởi nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai tiêm xong cho trẻ từ 12-17 tuổi, thậm chí đang triển khai tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Trẻ từ 12 tuổi có cơ thể phát triển tương đương người lớn, do đó phản ứng sau tiêm hầu như không khác biệt so với người lớn. Quan trọng nhất vẫn là vấn đề khám sàng lọc trước tiêm vắc-xin COVID-19 để có được chỉ định chính xác, bảo đảm tiêm an toàn, đúng đối tượng vì hiện nay, nhiều trẻ em trong độ tuổi 12-17 cũng đã xuất hiện những bệnh lý nền, bao gồm ung thư, tim mạch, tiểu đường...

Về việc triển khai tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ, theo CDC Hà Nội, công tác chuẩn bị và triển khai tiêm sẽ khó khăn hơn với người lớn. Bởi khi trẻ tiêm sẽ có thêm người nhà đi cùng. Trẻ lại thường hay có tâm lý lo sợ điển hình, như: Hiệu ứng dây chuyền, hiệu ứng "blouse trắng"...

Để công tác tiêm chủng cho trẻ đạt hiệu quả và bảo đảm an toàn cần tập trung vào 3 vấn đề. Thứ nhất là các cơ sở tiêm chủng cần chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ và người giám hộ, cũng như chuẩn bị các phương án để tiêm cho trẻ an toàn ngay tại các trường học... Thứ hai là công tác chuẩn bị tâm lý trước và trong khi tiêm cho trẻ. Phụ huynh cần động viên, trấn an các trẻ để tránh tâm lý lo sợ, tương tự như khi tiêm các loại vắc-xin khác. Thứ ba là công tác theo dõi sau tiêm cho trẻ rất quan trọng.

Trẻ còn nhỏ tuổi, đôi khi chểnh mảng, chưa thể tự theo dõi và báo kịp thời các phản ứng sau tiêm. Do đó, gia đình cần quan tâm phản ứng sau tiêm của trẻ trong ít nhất 7 ngày đầu, đặc biệt là 30 phút sau khi tiêm cần được cán bộ y tế theo dõi sát sao.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã lựa chọn vắc-xin phòng COVID-19 Comirnaty do Pfizer-BioNTech sản xuất để tiêm cho nhóm trẻ từ 12-17 tuổi. Đây là vắc-xin đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Đây là vắc-xin đảm bảo an toàn cho trẻ em.

Theo Bộ Y tế, việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 sẽ triển khai theo lộ trình tiêm cho nhóm tuổi 16-17 trước, sau đó hạ dần đến nhóm tuổi 12.