Ho kéo dài, lo COVID-19 tấn công phổi, khi nào bệnh nhân cần đi khám?

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu cơn ho làm bệnh nhân khó chịu, thức giấc giữa đêm, khó thở nhiều hoặc có các triệu chứng khác bất thường thì cần phải vào bệnh viện để thăm khám.
Chia sẻ

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 18:26 16/03/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +180.206 6.769.939 41.510 68
1 Hà Nội +26.220 891.347 1.185 10
2 TP.HCM +2.052 575.229 20.314 3
3 Nghệ An +10.797 304.937 120 1
4 Vĩnh Phúc +8.875 199.627 19 0
5 Phú Thọ +8.335 200.476 62 0
6 Bắc Ninh +5.751 243.437 122 0
7 Bình Dương +5.285 349.372 3.416 3
8 Hải Dương +4.972 140.422 97 0
9 Lạng Sơn +4.941 87.400 55 1
10 Thái Nguyên +4.933 127.752 88 1
11 Lào Cai +4.810 93.534 28 0
12 Hưng Yên +4.533 143.816 5 0
13 Sơn La +4.504 94.698 0 0
14 Đắk Lắk +4.472 84.141 122 0
15 Tuyên Quang +4.297 76.745 12 1
16 Hòa Bình +3.984 135.285 94 0
17 Cà Mau +3.881 106.528 314 2
18 Quảng Bình +3.656 63.783 58 0
19 Điện Biên +3.608 50.821 12 1
20 Bình Định +3.115 92.567 253 6
21 Thái Bình +3.023 128.240 17 0
22 Quảng Ninh +2.999 211.639 80 8
23 Bắc Giang +2.978 162.422 78 4
24 Yên Bái +2.897 60.391 9 0
25 Bến Tre +2.686 65.428 435 3
26 Cao Bằng +2.658 47.674 26 0
27 Nam Định +2.599 163.290 128 2
28 Lâm Đồng +2.598 51.233 104 1
29 Lai Châu +2.572 37.911 0 0
30 Bình Phước +2.436 91.250 203 1
31 Ninh Bình +2.331 70.865 80 1
32 Hà Nam +2.241 48.541 50 0
33 Quảng Trị +2.160 45.104 32 2
34 Hà Giang +2.152 71.286 66 0
35 Gia Lai +2.078 36.608 69 2
36 Vĩnh Long +1.770 66.988 796 0
37 Bắc Kạn +1.702 21.436 10 0
38 Tây Ninh +1.586 106.792 849 1
39 Đắk Nông +1.465 34.276 42 0
40 Khánh Hòa +1.380 104.066 333 1
41 Đà Nẵng +1.297 82.294 308 2
42 Trà Vinh +1.186 49.059 254 0
43 Thanh Hóa +1.071 120.904 94 1
44 Quảng Ngãi +1.048 28.704 107 0
45 Phú Yên +1.005 34.992 103 0
46 Kon Tum +974 12.503 0 0
47 Bà Rịa - Vũng Tàu +918 55.658 471 0
48 Hà Tĩnh +886 27.976 23 0
49 Bình Thuận +800 42.272 446 2
50 Đồng Nai +303 104.298 1.802 1
51 Thừa Thiên Huế +257 32.202 171 0
52 Bạc Liêu +251 41.590 410 4
53 Long An +240 44.905 991 0
54 An Giang +146 36.745 1.341 0
55 Cần Thơ +130 47.544 924 0
56 Sóc Trăng +93 33.436 596 0
57 Kiên Giang +73 36.298 925 2
58 Đồng Tháp +62 48.789 1.020 0
59 Ninh Thuận +60 7.806 56 0
60 Hậu Giang +56 16.726 210 1
61 Tiền Giang +18 35.404 1.238 0
62 Quảng Nam 0 38.385 104 0
63 Hải Phòng 0 104.092 133 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 15/03/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

200.729.854

Số mũi tiêm hôm qua

360.934


Theo ThS.BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng Đơn nguyên chống dịch COVID-19, Bệnh viện Thanh Nhàn, nếu bệnh nhân COVID-19 chỉ có triệu chứng ho thì có thể do rất nhiều nguyên nhân.

Chẳng hạn: Bệnh nhân có thể bị viêm họng; trào ngược dịch dạ dày, vì không ít bệnh nhân sau khi mắc COVID-19 còn có thêm hội chứng trào ngược; tổn thương tại phổi, tại tim (bệnh nhân bị ứ huyết ở tim kích thích phổi gây ho).

Ho kéo dài, lo COVID-19 tấn công phổi, khi nào bệnh nhân cần đi khám? - 1

(Ảnh minh họa).

Do đó, để xác định chắc chắn bệnh nhân có bị tổn thương ở phổi do COVID-19 hay không thì cần căn cứ vào kết quả chụp chiếu, xét nghiệm mới chẩn đoán chính xác được.

Nếu bệnh nhân chỉ ho húng hắng vài tiếng thì không sao, nhưng nếu cơn ho làm bệnh nhân khó chịu, thức giấc giữa đêm, khó thở nhiều hoặc có các triệu chứng khác bất thường thì cần phải vào bệnh viện để thăm khám.

Hiện nay, lo ngại COVID-19 "tấn công phổi", nhiều F0 đã vội vã dùng kháng sinh dù chưa được bác sĩ kê đơn.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, thành viên nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà cho biết, trước hết cần phải khẳng định COVID-19 là bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra và thuốc kháng sinh thì không có tác dụng với virus.

Thực tế, một số trường hợp cần sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn. Khi cơ thể bị nhiễm virus, sức đề kháng giảm, nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm sẽ cao hơn.

Với các bệnh nhân nhiều bệnh nền, sức đề kháng vốn đã kém thì nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn là có. Những F0 lúc bình thường hay viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm xoang... cũng nên cân nhắc sử dụng kháng sinh sớm để dự phòng. Tuy nhiên, không nên dùng tới 2 loại để dự phòng, chỉ một loại dự phòng là đủ và điều quan trọng là cần có sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý uống.

"Thậm chí một số người, dù không có các nguy cơ trên, vẫn cứ theo các đơn thuốc truyền tai nhau, uống cùng lúc đến 2 loại kháng sinh mạnh, trong khi không hề có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Việc lạm dụng kháng sinh về cơ bản không gây chết người như kháng viêm corticoid, nhưng sẽ khiến gan, thận bị quá tải, trong khi cơ thể đang kiệt quệ do bị virus tấn công", BS Hoàng cho biết.

Ngoài ra, nếu dùng không đúng, sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, lần sau nếu bị nhiễm khuẩn, các thuốc đó không còn tác dụng.

Theo các chuyên gia này, kháng sinh là loại thuốc phải được bác sĩ tư vấn và chỉ định. Do đó, F0 tuyệt đối không nên lạm dụng kháng sinh.