Không hút thuốc, uống rượu vẫn mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, bác sĩ chỉ ra những thứ trong nhà dùng sai cách có thể gây hại

Những thứ sử dụng trong gia đình mỗi ngày nếu dùng không đúng cách có thể tăng nguy cơ gây ung thư phổi.

Người đàn ông Đài Loan (Trung Quốc) 32 tuổi dù không hút thuốc, uống rượu và thường có thói quen tập thể dục đều đặn bỗng phát hiện mắc ung thư phổi giai đoạn cuối sau khi cả mẹ và anh trai đều được chẩn đoán mắc bệnh. Điều này khiến người đàn ông không thể tin bởi mình có lối sống khá lành mạnh.

Trưởng khoa phổi, Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Đài Bắc (Trung Quốc) cho biết, ngoài việc tránh xa các tác nhân gây hại như hút thuốc, uống rượu, ô nhiễm không khí... thì mọi người cũng nên cảnh giác trong việc sử dụng những đồ trong gia đình. Nếu dùng sai cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

1. Dầu ăn

Xào, nướng, chiên rán là những phương thức nấu ăn phổ biến nhưng cũng vô tình sản sinh ra lượng lớn khói dầu gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, đây là một trong những yếu tốt tăng nguy cơ gây ung thư phổi.

Với các bà nội trợ hoặc những người thường xuyên làm việc liên quan đến bếp núc, nếu mắc ung thư phổi nhưng hoàn toàn không trực tiếp hút hay thường xuyên hút thuốc lá thụ động thì nguyên nhân khả năng lớn liên quan lớn tới việc tiếp xúc nhiều với khói dầu trong bếp.

Không hút thuốc, uống rượu vẫn mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, bác sĩ chỉ ra những thứ trong nhà dùng sai cách có thể gây hại - Ảnh 1.

Nếu làm nóng dầu ở nhiệt độ nhất định, dầu ăn sẽ phân hủy và tạo ra các thành phần có hại cho sức khỏe như acrolein. Đặc biệt, những lợi dầu ăn kém chất lượng (phần lớn là dầu bán tinh) với thành phần chính là triglycerid rất dễ phân hủy thành glyxerin và các axit béo. Sau khi đun nóng ở nhiệt độ cao, glyxerin sẽ mất nước và bị oxy hóa, giải phóng các chất độc gây hại cho cơ thể, đặc biệt là phổi.

Chính vì vậy, khi lựa chọn dầu ăn trong gia đình nên chọn những loại dầu có nguồn gốc rõ ràng, tránh đun sôi dầu ở nhiệt độ quá cao cũng như không nên chờ dầu ăn sôi đến bốc khói mới cho thực phẩm vào.

Cùng với đó, khi nấu nướng nên mở cửa trong bếp để không gian thoáng đãng, tránh khói dầu tập trung. Nếu gian bếp nhỏ và thông với phòng khách, nên sử dụng máy hút mùi để đảm bảo sức khỏe.

2. Chất tẩy rửa hóa học

Các chất tẩy rửa hóa học, làm bóng đồ đạc... thường xuyên xuất hiện trong gia đình với công dụng làm sạch và khử khuẩn. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá thường xuyên và không đúng cách có thể gây suy giảm chức năng phổi không kém thuốc lá.

Các loại hóa chất có trong những chất tẩy rửa này chứa nhiều chất kích thích tác động trực tiếp vào đường hô hấp và tích tụ tại phổi, gây xơ hóa mô phổi và những hậu quả nặng nề hơn. Cùng với đó, nhiều loại thuốc tẩy rửa có thể sản sinh khí clo gây khó chịu cho đường hô hấp, dẫn đến các triệu chứng khó thở.

Không hút thuốc, uống rượu vẫn mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, bác sĩ chỉ ra những thứ trong nhà dùng sai cách có thể gây hại - Ảnh 2.

Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, khi sử dụng các sản phẩm này nên đeo găng tay và khẩu trang, đảm bảo không gian thông thoáng. Đồng thời, nên hạn chế sử dụng đến mức tối đa. Tránh các sản phẩm hóa chất dạng xịt dễ khuyếch tán trong không khí.

3. Máy in

Nhiều người có thói quen đặt máy in ngay trên mặt bàn cạnh nơi ngồi làm việc, tuy nhiên, điều này có thể vô tình gây hại cho sức khỏe. Trung tâm Thông tin Môi trường Đài Loan khuyến cáo không nên ngồi quá gần máy in.

Bởi khi máy in hoạt động ở tốc độ cao, một phần mực sẽ bay ra ngoài, tạo ra các hạt bụi lơ lửng nhỏ hơn PM2.5 và ozone, có thể gây ra các bệnh mãn tính về đường hô hấp như hen suyễn.

Khi mua máy in tại nhà, có thể lựa chọn máy in phun nhằm giảm thiểu nguy hại cho sức khỏe. Đồng thời, cố gắng không ở gần khi in ấn. Cùng với đó, cũng có thể mua các loại cây có tác dụng thanh lọc không khí để đảm bảo sức khỏe.

Những thực phẩm giúp bảo vệ phổi

Để ngăn ngừa ung thư phổi, ngoài việc không hút thuốc và tránh các chất gây ô nhiễm không khí như khói dầu, bạn cũng có thể ăn một số thực phẩm bảo vệ phổi.

1. Các loại cá biển

Không hút thuốc, uống rượu vẫn mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, bác sĩ chỉ ra những thứ trong nhà dùng sai cách có thể gây hại - Ảnh 3.

Cá hồi, cá thu... là những loại cá giàu axit béo Omega - 3. Việc sử dụng nhiều các loại cá biển có thể tăng khả năng chống viêm, ngăn ngừa áp lực do quá trình oxy hóa trong phổi.

2. Vitamin B

Vitamin B có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa và ổn định hệ thần kinh. Các loại thực phẩm giàu vitamin B có thể kể đến gồm cá, thịt nạc, trứng và ngũ cốc nguyên hạt.

3. Vitamin C

Nhiều báo cáo chỉ ra rằng bệnh nhân ung thư phổi được tiêm vitamin C liều cao qua đường tĩnh mạch có thể sống được tới 10 năm. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu ở Mỹ cho thấy ăn nhiều vitamin C có thể ngăn ngừa ung thư phổi.

Không hút thuốc, uống rượu vẫn mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, bác sĩ chỉ ra những thứ trong nhà dùng sai cách có thể gây hại - Ảnh 4.

Những thực phẩm như ổi, cam quýt, chanh, kiwi, lê,… rất giàu vitamin C.

4. Lycopen

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung lycopene có thể làm giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú dương tính với hormone. Lycopene có thể được tìm thấy từ những thực phẩm thường ngày như cà chua, dưa hấu, bưởi, anh đào, mận, v.v.

5. Beta carotene

Chất này có thể giúp ngăn ngừa ung thư phổi cũng như giảm viêm phế quản và hen suyễn. Beta carotene có thể tìm thấy trong những loại trái cây màu vàng đậm, xanh đậm và đỏ như đu đủ, dưa đỏ, dưa hấu, mơ, táo, hồng, cam quýt, cà rốt hoặc bắp cải tím và cà tím.

6. Gạo lứt

Gạo lứt rất giàu khoáng chất selen và vitamin E. Đây là những chất dinh dưỡng có thể cải thiện sức khỏe phổi cũng như giảm các triệu chứng hen suyễn.