1. Khô miệng, khát nước
Nếu gần đây bạn thấy mình thường xuyên thức giấc vào nửa đêm chỉ vì quá khát nước thì nên chú ý vì có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường rồi đó. Từ sự kích thích của niêm mạc miệng cho thấy lượng đường trong máu tăng cao nên khiến bạn cảm thấy khô miệng, khát nước trong khi ngủ. Chính điều này là nguyên nhân khiến bạn dễ bị tỉnh giấc ngay cả khi đã chìm sâu vào giấc ngủ.
2. Đói cồn cào
Thường thì giấc ngủ sâu của người bình thường sẽ kéo dài đến rạng sáng, trừ khi tâm trạng hay môi trường ngủ hoặc do yếu tố bệnh tật mới gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Thế nên, khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh hơn nên làm bạn dễ có cảm giác đói trong đêm. Do đó, hãy chú ý khi thấy mình thường xuyên thức giấc vào ban đêm vì quá đói nhé!
3. Tay chân tê cứng
Có khoảng 40% bệnh nhân mắc tiểu đường thường có triệu chứng tê bì tay chân, đặc biệt là khi ngủ. Do quá trình tuần hoàn máu của cơ thể sẽ làm việc chậm hơn khi ngủ nên khi lượng đường trong máu tăng cao rất dễ làm tay chân bị tê cứng hơn.
4. Tần suất tiểu đêm tăng lên
Người bình thường sẽ đi tiểu khoảng 4 - 6 lần mỗi ngày, buổi tối sau khi đi tiểu xong có thể ngủ đến rạng sáng. Trừ khi bạn uống nhiều nước trước khi đi ngủ vào buổi tối thì lượng nước tiểu thải ra sẽ tăng lên và gây ra chứng tiểu đêm.
Nếu đường huyết tăng cao, gánh nặng chuyển hóa của thận sẽ tăng lên và làm tăng số lần đi tiểu cả ngày lẫn đêm. Đặc biệt, nồng độ glucose trong máu cao cũng có thể gây ra cảm giác khát, uống nhiều nước sẽ khiến thận tạo ra một lượng lớn nước tiểu và làm tăng số lần đi tiểu.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline