Khuyến cáo: Cảnh giác nguy cơ ngộ độc từ dung dịch đệm của kist test nhanh COVID-19 nếu dùng không đúng cách

Dung dịch trong các bộ kit test nhanh COVID-19 có thể dẫn tới ngộ độc nếu người dân sử dụng không đúng cách.
Chia sẻ

Theo hướng dẫn mới được ban hành về quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19, nhà chức trách cho phép người dân tự xác định mắc COVID-19 bằng test nhanh thay vì nhân viên y tế thực hiện hoặc giám sát từ xa. Tuy nhiên, việc tự test nhanh tại nhà đang dấy lên một mối quan ngại. 

Theo một số báo cáo tại Hoa Kỳ, các kit test nhanh COVID có thể dẫn tới ngộ độc nếu người dân sử dụng không đúng cách. Các báo cáo tại Ấn Độ cũng cho thấy các trường hợp ngộ độc từ kit test nhanh COVID đang tăng lên.

Khuyến cáo: Cảnh giác nguy cơ ngộ độc từ dung dịch đệm của kist test nhanh COVID-19 nếu dùng không đúng cách - 1

Ảnh minh họa

Theo một báo cáo được đăng tải trên tờ USA Today, Trung tâm nhiễm độc quốc gia Hoa Kỳ đã cảnh báo về một loại hóa chất nguy hiểm được tìm thấy trong dung dịch đệm của kit test nhanh COVID có thể dẫn đến ngộ độc.

Hóa chất này là natri azua, không màu, không mùi, không vị, chủ yếu được sử dụng trong túi khí ô tô và trong quá trình xử lý các côn trùng gây hại. Natri azua trong dung dịch đệm của bộ test nhanh kích hoạt phản ứng hóa học, giúp phát hiện virus SARS-CoV-2.

Các chuyên gia khuyến cáo, mặc dù bộ kit test nhanh COVID chỉ chứa một lượng nhỏ hóa chất độc hại natri azua nhưng bạn không nên xem thường.

Natri azua là một hóa chất độc. Trong quá trình thực hiện, nếu chẳng mang nuốt phải một liều lượng thấp cũng có thể gây ngộ độc. Tiếp xúc với một lượng nhỏ natri azua trên da cũng có thể gây kích ứng da. Nếu để hóa chất tiếp xúc với mắt, mũi thì có thể gây bỏng mắt, bỏng niêm mạc mũi. Nếu vô tình nuốt phải natri azua, bạn sẽ gặp các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, tim đập nhanh, tụt huyết áp.

Khuyến cáo: Cảnh giác nguy cơ ngộ độc từ dung dịch đệm của kist test nhanh COVID-19 nếu dùng không đúng cách - 3

Ảnh minh họa

Vì vậy, khi thực hiện test nhanh, bạn cần tuyệt đối tránh, không để dung dịch tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể. Trường hợp bị dính dung dịch lên da, mắt hoặc mũi và bị kích ứng, hãy nhanh chóng lấy nước ấm rửa sạch các vị trí này trong khoảng 15-20 phút.

Nếu vô tình nuốt phải natri azua với số lượng nhiều, bạn có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng và cần phải nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Cách dùng test nhanh an toàn và hiệu quả nhất

1. Bảo quản kit test nhanh kháng nguyên COVID-19 ở nhiệt độ từ 2 đến 30 độ C. Bảo quản ở nhiệt độ cao hơn có thể khiến protein trong các thử nghiệm bị biến tính.

Đồng thời, không để bộ dụng cụ bị "đóng băng" để tránh làm hỏng các thành phần của kit test.

2. Không sử dụng ngay kit test khi vừa lấy ra từ tủ lạnh. Bạn nên để bộ test ra khỏi tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả.

3. Cần kiểm tra kit test xem còn hạn sử dụng hay không. Bạn có thể nhìn thấy hạn sử dụng của bộ test trên hộp. Sản phẩm hết hạn có thể chứa các chất thử sinh học hoặc hóa học đã hết tác dụng hoặc bị biến tính.

4. Không mở kit test quá sớm, chỉ khi bạn sẵn sàng làm xét nghiệm mới mở bộ dụng cụ. Việc mở kit test sớm có thể dẫn đến kết quả dương tính giả.

5. Không nên thực hiện xét nghiệm quá sớm hoặc quá muộn sau khi phơi nhiễm. Một nghiên cứu cho thấy, kit test nhanh không thể phát hiện ra SARS-CoV-2 (gây bệnh COVID-19) cho đến ít nhất hai ngày sau khi người đó tiếp xúc với F0. Trung bình, phải mất 3 ngày

6. Tất cả các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng được xem như là chất thải lây nhiễm, cần thu gom và xử lý đúng quy định. Rác thải được thu gom, buộc chặt. Không cho chung các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng vào rác thải sinh hoạt thông thường.