Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có bị hậu COVID-19 không?

“Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có bị hậu COVID-19 không? Nếu có, làm sao cha mẹ nhận biết được?” là thắc mắc của không ít các bậc phụ huynh có con nhỏ.
Chia sẻ

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 09:24 20/03/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +150.606 7.784.177 41.782 77
1 Hà Nội +21.071 1.151.307 1.202 0
2 TP.HCM +1.441 581.285 20.323 3
3 Nghệ An +11.099 336.515 128 0
4 Phú Thọ +6.681 223.066 69 0
5 Hải Dương +4.938 310.501 101 0
6 Lạng Sơn +4.713 101.993 62 2
7 Tuyên Quang +4.598 90.121 12 0
8 Lào Cai +4.587 107.579 30 0
9 Đắk Lắk +4.466 97.659 128 4
10 Vĩnh Phúc +3.990 231.457 19 0
11 Hòa Bình +3.986 147.075 97 0
12 Sơn La +3.652 106.247 0 0
13 Bắc Ninh +3.612 293.807 122 0
14 Bắc Giang +3.495 248.460 83 2
15 Quảng Bình +3.280 74.218 62 0
16 Thái Bình +3.231 137.702 20 1
17 Yên Bái +3.152 69.582 9 0
18 Điện Biên +2.905 59.768 14 0
19 Hưng Yên +2.887 154.523 5 0
20 Cao Bằng +2.858 56.068 32 4
21 Quảng Ninh +2.794 220.207 96 3
22 Thái Nguyên +2.774 138.260 93 0
23 Bình Định +2.696 101.183 256 1
24 Cà Mau +2.606 116.041 319 1
25 Bến Tre +2.425 73.159 439 0
26 Lâm Đồng +2.391 59.214 109 2
27 Lai Châu +2.380 45.228 0 0
28 Quảng Trị +2.308 52.114 34 0
29 Bắc Kạn +2.029 26.800 14 2
30 Hà Nam +1.997 54.803 55 2
31 Hà Giang +1.962 77.236 71 3
32 Nam Định +1.927 218.341 136 2
33 Bình Phước +1.880 97.068 204 1
34 Bình Dương +1.739 358.435 3.420 0
35 Vĩnh Long +1.544 72.265 800 2
36 Tây Ninh +1.511 112.132 852 1
37 Ninh Bình +1.247 76.093 85 3
38 Bà Rịa - Vũng Tàu +1.233 59.161 475 0
39 Trà Vinh +1.211 52.746 256 0
40 Phú Yên +1.133 38.556 106 2
41 Đắk Nông +1.018 37.275 42 0
42 Thanh Hóa +1.015 123.951 96 2
43 Kon Tum +995 15.278 0 0
44 Khánh Hòa +987 107.627 341 3
45 Hà Tĩnh +957 30.804 25 1
46 Hải Phòng +846 109.025 134 0
47 Quảng Ngãi +820 31.243 107 0
48 Đà Nẵng +802 85.138 316 2
49 Thừa Thiên Huế +627 33.881 171 0
50 Bình Thuận +553 44.375 454 4
51 Quảng Nam +352 39.782 118 14
52 Bạc Liêu +292 42.474 419 3
53 An Giang +175 37.210 1.344 1
54 Long An +171 45.562 991 0
55 Kiên Giang +136 36.680 938 3
56 Đồng Tháp +94 49.048 1.021 0
57 Cần Thơ +78 47.884 929 2
58 Đồng Nai +73 104.812 1.817 1
59 Hậu Giang +71 16.904 212 0
60 Ninh Thuận +63 7.971 56 0
61 Sóc Trăng +36 33.586 597 0
62 Tiền Giang +16 35.464 1.238 0
63 0 0 0 0
64 0 0 0 0
65 0 0 0 0
66 0 0 0 0
67 Gia Lai 0 40.228 78 0
68 0 0 0 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 20/03/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

201.660.445

Số mũi tiêm hôm qua

93.985


PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, rất khó nhận biết hậu COVID-19 ở trẻ dưới 2 tuổi vì các trẻ không nói và kể được triệu chứng của mình với cha mẹ.

Tuy nhiên, cha mẹ có thể quan sát cháu về các triệu chứng của trẻ như: Ho, sốt, mệt mỏi, ăn kém, không chịu chơi, ngủ nhiều, nôn ói hoặc tiêu chảy...

Khi có bất cứ các triệu chứng nào kể trên mà bạn nghĩ rằng có thể do hậu COVID-19, cha mẹ nên cho con đi khám.

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có bị hậu COVID-19 không? - 1

(Ảnh minh họa).

“Cha mẹ hãy theo dõi sức khoẻ chung của con như theo dõi các bệnh khác. Nếu có các dấu hiệu và triệu chứng bất thường như mệt mỏi, khó thở, đau đầu, đau ngực, sốt, tim đập nhanh, đánh trống ngực, giảm khả năng học tập... thì nên cho con đi khám”, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh.

Đối với các trường hợp trẻ ho nhiều sau COVID-19, cha mẹ hãy con dùng các thuốc ho thảo dược hoặc có thể tự làm các loại thuốc ho tại nhà như quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường phèn... để cho con uống. Nếu sau 2 tuần nữa mà không đỡ nên cho con đi khám.

Hiện nay cơ quan y tế khuyến cáo không sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh COVID-19, nhưng vẫn có nhiều bệnh nhân COVID-19 được bác sĩ trong các nhóm tư vấn kê đơn, theo PGS Dũng, có thể bác sĩ này chưa hiểu hết chủ trương của Bộ Y tế và cũng có một số bác sĩ lo lắng quá nhiều về hiện tượng bội nhiễm.

“Tôi nghiên cứu về kháng sinh nhiều năm thì không nên sử dụng kháng sinh trong trường hợp này để dự phòng bội nhiễm vì thuốc sẽ không có tác dụng gì mà có hại nhiều hơn”, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.

Gần đây các khuyến cáo mạnh về việc tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chống viêm Corticoid để điều trị COVID-19, dù thuốc này trong danh mục thuốc thiết yếu điều trị bệnh nhân COVID-19.

PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh: Không nên sử dụng các thuốc này khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì Corticoid chỉ sử dụng cho các trường hợp nặng phải nhập viện điều trị. Không sử dụng cho các trường hợp COVID-19 nhẹ và trung bình điều trị tại nhà. Vì Corticoid có rất nhiều tác dụng phụ đặc biệt với những người có bệnh nền sẽ làm tăng độ nặng của các bệnh nền đó như: tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, dạ dày- tá tràng; tim mạch...