Loại quả có chỉ số đường huyết thấp bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Người bệnh tiểu đường ăn đậu rồng giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ kháng insulin, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và phòng ngừa biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường ăn quả đậu rồng có tốt không?

Đậu rồng còn được gọi là đậu vuông, đậu khế... Ở Việt Nam đậu rồng được trồng nhiều ở Hải Phòng, Hà Nội và cả các tỉnh phía Nam. Người dân thường dùng đậu rồng như một món ăn quen thuộc hàng ngày vì tính bổ dưỡng và thơm ngon của loại rau này.

Đậuu rồng được xem là một lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường bởi các yếu tố sau:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giàu chất xơ: Đậu rồng chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, từ đó kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

Chỉ số đường huyết thấp (GI thấp): Thực phẩm có GI thấp giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Đậu rồng có GI thấp, giúp ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu sau khi ăn.

Giàu vitamin và khoáng chất: Đậu rồng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin C, vitamin A, kali, magie... có lợi cho sức khỏe tổng thể và hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường.

Chứa các chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa trong đậu rồng giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.

Nhờ những đặc tính này, đậu rồng giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ kháng insulin, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và phòng ngừa biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.

Ai không nên ăn đậu rồng?

Ảnh họa

Ảnh họa

Người thường xuyên bị đầy hơi

Đậu rồng là thực phẩm có hàm lượng chất xơ rất cao, có lợi cho tiêu hóa nhưng với người hay bị đầy hơi thì không nên ăn. Chất xơ dồi dào trong đậu rồng có thể khiến tình trạng đầy hơi, khó tiêu nặng hơn, dẫn đến cảm giác khó chịu sau khi ăn.

Người bị dị ứng các loại đậu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người có tiền sử dị ứng với các loại đậu không nên hoặc cần cẩn trọng khi sử dụng đậu rồng. Sau khi ăn đậu rồng, nếu có biểu hiện ngứa ngáy khó chịu, khó thở, mệt mỏi,… tốt nhất tránh ăn đậu rồng.

Người bị sỏi thận

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng lớn chất oxalat có trong đậu rồng, đặc biệt ở phần thân và lá có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Chính vì vậy mà thực phẩm này không được khuyến khích dùng cho người đã hoặc đang bị sỏi thận.

Người bệnh tiểu đường ăn đậu rồng cần biết điều này

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Nên lựa chọn những quả đậu rồng chất lượng, quả màu xanh nhạt, to, không có đốm nâu ngoài vỏ.

- Sau khi mua về nên sơ chế để ăn luôn, không nên bảo quản trong tủ lạnh quá lâu vì rất dễ làm biến đổi thành phần dinh dưỡng có trong đậu rồng, thời gian bảo quản tối thiểu trong tủ lạnh là 2 ngày.

- Khi dùng đậu rồng cần kết hợp với việc uống nước đầy đủ vì đậu rồng có chứa axit oxalic có thể làm xuất hiện sỏi tiết niệu.