Câu kỷ tử có tác dụng bổ thận, sinh tinh
Trong "Dược điển Trung Quốc", câu kỷ tử được miêu tả là trái cây khô đã chín của cây kỷ tử ở Ninh Hạ. Trong Đông y, nó có vị ngọt, tính ấm, bổ gan thận.
Câu kỷ tử có một lịch sử rất lâu đời ở Trung Quốc, được ghi lại trong "Thần nông bản thảo kinh" của đời Hán rằng, nó có thể bổ dưỡng tinh khí. Trong "Luận về tính chất của dược" cũng ghi lại rằng, câu kỷ tử có thể giúp trí óc minh mẩn, kéo dài tuổi thọ và cải thiện sức khỏe.
Y học hiện đại thường sử dụng câu kỷ tử trong các trường hợp suy thận, chóng mặt, ù tai do thiếu máu kinh nguyệt, yếu sinh lý, đau lưng, đau đầu, suy giảm thị lực. Nó thường sử dụng riêng hoặc kết hợp với địa hoàng, ngũ vị tử và các loại thuốc khác để đạt hiệu quả gấp đôi.
Ngoài ra, kỷ tử cũng có tác dụng làm ẩm phổi, điều trị ho.
Bác sĩ Lý Hạo Nhiên, phó giám đốc khoa Tiêu hóa Tâm trí Bệnh viện Trung Y Thanh, Trung Quốc cho biết, câu kỷ tử có tác dụng bồi bổ thận, tăng cường tinh dịch, bổ gan và mắt. Đặc biệt thích hợp cho người trung niên, người trung niên dễ bị lạnh chóng mặt, ù tai, suy giảm thính lực và các triệu chứng khác. Ăn kỷ tử một cách hợp lý có thể có tác dụng bảo vệ sức khỏe.
Nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra rằng, câu kỷ tử chứa nhiều chất hoạt tính như betain, polysaccharides, niacin, axit amin và nhiều thành phần khác, trong đó polysaccharides, beta-caroten có tác dụng chống oxy hóa tốt, có thể chống lại các gốc tự do trong cơ thể, giúp chậm quá trình lão hóa.
Ngoài ra, polysaccharides trong câu kỷ tử cũng có thể kích thích sự phục hồi tổn thương gan, có tác dụng bảo vệ gan.
Cách ăn câu kỷ tử
Giáo sư phụ trách khoa Dược, Trường Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc ở tỉnh Cam Túc, Ninh Yên Mai cho biết rằng, câu kỷ tử có nhiều phương pháp sử dụng khác nhau, có thể mang lại các tác dụng bảo vệ sức khỏe khác nhau cho cơ thể.
1. Nhai trực tiếp: Nhai câu kỷ tử trực tiếp và nuốt có thể tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng, giúp làm mát cơ thể, dưỡng gan.
2. Nấu nước uống: Nấu nước uống từ câu kỷ tử giúp giữ lại thành phần bên trong, có tác dụng bồi bổ thận, làm sáng da cho những người bị da xanh xao do thiếu máu.
3. Nấu cháo: Câu kỷ tử có thể nấu cháo cùng với gạo nếp, cơ thể dễ tiêu hoá và hấp thu hơn, có tác dụng bồi bổ thận, tăng cường tinh dịch.
4. Ngâm rượu: Câu kỷ tử cũng có thể ngâm trong rượu để uống. Rượu ngâm kỷ tử có tác dụng tuần hoàn máu, các thành phần có lợi trong kỷ tử dễ dàng hòa tan trong cồn. Tuy nhiên, uống rượu có hại cho sức khỏe, không khuyến khích cho những người có chức năng gan thận kém.
5. Ngâm nước: Câu kỷ tử có tác dụng bồi bổ gan mắt, giảm các triệu chứng mờ mắt, suy giảm thị lực do thận hư nhược.
Đối tượng không thích hợp ăn câu kỷ tử
Lý Quốc Huy, trưởng khoa Dược tại Bệnh viện Ung thư thuộc Khoa học Y học Trung Quốc nhắc nhở rằng, khi ăn câu kỷ tử cần chú ý lượng ăn, khuyến nghị không nên ăn quá 12g mỗi ngày, nên chia nhỏ. Ăn 1 lần quá nhiều có thể gây nóng trong người, viêm, phù mắt, tổn hại tới sức khoẻ.
Những người dưới đây không nên ăn câu kỷ tử:
- Người có tỳ vị yếu: Mặc dù câu kỷ tử lành tính, tốt cho gan thận nhưng đối với những người có tỳ vị yếu, nếu ăn vào có thể dẫn tới việc khó tiêu.
- Người bị cảm lạnh: Những người này khi ăn câu kỷ tử trong thời gian bị bệnh, dễ làm cho nhiệt độ trong cơ thể tăng cao, làm nặng thêm tình trạng bệnh của bản thân.
- Bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp: Hàm lượng đường trong câu kỷ tử không thấp, không phù hợp người bệnh nhân tiểu đường. Hơn nữa, loại quả này còn có tính ấm, người bị cao huyết áp không nên ăn vì có thể khiến huyết áp không ổn định.
- Người bị nóng trong người: Bản thân câu kỷ tử là một loại thực phẩm có tính nóng, nếu bị nóng trong người thì không nên ăn loại quả này để tránh làm trầm trọng bệnh.
Câu kỷ tử là một loại thực phẩm phổ biến, đóng vai trò nhất định trong việc chăm sóc sức khoẻ nhưng bạn vẫn cần biết liệu nó có phù hợp với mình hay không trước khi ăn.