Helicobacter pylori là loại vi khuẩn không chỉ gây ung thư dạ dày mà còn ở cổ họng, ruột và nhiều cơ quan khác. Nó có thể phát triển thành nhiều loại ung thư khác nhau theo thời gian.
Helicobacter pylori có thể gây ra các bệnh ung thư khác nhau
Khoảng 60.000 năm trước, vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) từ châu Phi xâm nhập vào vật chủ là con người. Vào cuối thế kỷ 20, nhà khoa học người Úc Barry Marshall đã uống phải chất lỏng chứa chủng vi khuẩn này và bị viêm dạ dày.
Do có mối liên quan chặt chẽ giữa vi khuẩn HP và ung thư dạ dày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp nó là nguyên nhân gây ung thư số 1.
Thông thường, quá trình vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày như sau: Sau khi xâm nhập vào môi trường axit trong dạ dày, nó sẽ phát triển và sinh sản, gây tổn thương mô và các phản ứng viêm, miễn dịch.
Điển hình nhất là các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày, hành tá tràng… Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến teo dạ dày, chuyển sản ruột…, cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày.
Ngoài ra, vi khuẩn HP là một yếu tố nguy cơ cao đối với các khối u khác.
Vi khuẩn HP gây ra những loại ung thư nào?
- Ung thư cổ họng
Trong một bài phân tích tổng hợp dựa trên 11 nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân ung thư vòm họng có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP cao hơn đáng kể. Điều này liên quan tới các độc tố và các enzym độc hại do vi khuẩn HP tạo ra. Những độc tố này có thể làm hỏng màng nhầy, khiến cơ thể tạo ra các phản ứng viêm.
Một nghiên cứu của Trường Y thuộc Đại học Phúc Đán, Trung Quốc cũng khẳng định những người bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn so với những người bình thường khỏe mạnh.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, vi khuẩn HP có thể làm cho màng nhầy của cổ họng dễ bị tổn thương hơn khi tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư.
- Ung thư ruột
Những người bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ mắc ung thư ruột kết cao hơn đáng kể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vi khuẩn này sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho niêm mạc, từ đó kích thích sản sinh các u tuyến đại tràng, là tổn thương tiền ung thư. Mất khoảng 15 năm để polyp tuyến phát triển thành ung thư ruột kết.
- U lympho đường tiêu hóa
Nhiễm vi khuẩn HP gây ra những thay đổi viêm mãn tính trong cơ thể. Đặc biệt là u lympho đường tiêu hóa, bệnh này phổ biến nhất, chiếm từ 3% đến 5% các khối u ác tính ở dạ dày, người ở độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi thường gặp nhiều hơn.
Nhóm nguy cơ cao nhiễm Helicobacter pylori
Trong những trường hợp bình thường, thành dạ dày có cơ chế tự bảo vệ, vi khuẩn HP có thể phá vỡ hàng rào tự nhiên này. Những nhóm người sau đây có nhiều khả năng trở thành mục tiêu của nó.
- Trẻ em dưới 10 tuổi
Ở các nước hoặc khu vực có nền kinh tế phát triển, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em thấp. Trong khi đó, tỷ lệ nhiễm ở trẻ em ở các nước đang phát triển và các vùng nghèo đói cao hơn.
Trẻ em bị tiêu chảy mãn tính, suy dinh dưỡng và suy giảm chức năng miễn dịch có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn nhiều so với trẻ khỏe mạnh cùng tuổi.
- Người sống trong môi trường đông đúc
Ở những gia đình trong thành thị có hệ thống cấp nước và nước thải, cả người lớn và trẻ em có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP thấp hơn so với các hộ gia đình nông thôn không có hệ thống này. Không có nhà vệ sinh trong nhà là một trong những yếu tố nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP.
- Người sống ở nơi bị ô nhiễm nước
Cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở những người uống nước ao cao hơn những người uống nước giếng, trong khi những người uống nước máy có tỷ lệ nhiễm thấp nhất.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vi khuẩn HP có thể tồn tại trong nước sông hơn 1 tuần, thậm chí khoảng 1 năm.
Những triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP
Trong cuộc sống, nếu bạn có những biểu hiện sau đây thì cần chú ý:
- Luôn có hiện tượng đầy hơi và ợ hơi trong bụng.
- Cơn đau thường không đều và tập trung nhiều ở vùng bụng trên.
- Hơi thở có mùi khó chịu với vị chua rõ ràng mà không thể loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường.