Lý do kỳ lạ và đáng lo ngại khiến xương của chúng ta ngày càng giòn, dễ gãy, kể cả ở người trẻ

Một nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Mailman thuộc Đại học Columbia phát hiện ra rằng ô nhiễm không khí làm suy yếu mật độ khoáng của xương với tỷ lệ hàng năm là 1,22%, gần gấp đôi tác động hàng năm của tuổi tác.

Không khí chúng ta hít thở có làm xương của chúng ta yếu đi không? Để làm rõ điều này, nhóm nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Mailman thuộc Đại học Columbia đã sàng lọc dữ liệu của hơn 160.000 phụ nữ sau mãn kinh và phát hiện ra rằng ô nhiễm không khí làm suy yếu mật độ khoáng của xương với tỷ lệ hàng năm là 1,22%, gần gấp đôi tác động hàng năm của tuổi một mình. Kết quả này được công bố trên tạp chí eClinicalMedicine.

Sử dụng địa chỉ nhà (của người tham gia thử nghiệm) để ước tính oxit nitric, nitơ điôxít, lưu huỳnh điôxit và vật chất dạng hạt PM10 (ô nhiễm nhỏ hơn 10 micromet, đường kính của một tế bào hồng cầu), các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi ô nhiễm tăng lên, mật độ khoáng chất trong xương giảm xuống ở tất cả các vùng xương trong cơ thể – bao gồm cổ, cột sống và hông.

Lý do kỳ lạ và đáng lo ngại khiến xương của chúng ta ngày càng giòn, dễ gãy, kể cả ở người trẻ - Ảnh 1.

Ô nhiễm không khí làm suy yếu mật độ khoáng của xương (Ảnh: Getty Images)

"Phát hiện của chúng tôi xác nhận rằng chất lượng không khí kém có thể là một yếu tố nguy cơ gây mất xương, không liên quan đến các yếu tố kinh tế xã hội hoặc nhân khẩu học", Didier Prada, một nhà nghiên cứu khoa học liên kết tại Trường Y tế Công cộng Melman ở Colombia và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu, cho biết. "Lần đầu tiên chúng tôi có bằng chứng cho thấy oxit nitric đặc biệt là nguyên nhân chính gây tổn thương xương, và cột sống thắt lưng là một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất".

Đặc biệt, Prada và các đồng nghiệp đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa nitơ và cột sống. Mức tăng 10% của loại ô nhiễm này trong 3 năm có liên quan đến việc mất trung bình hàng năm 1,22% mật độ khoáng xương cột sống thắt lưng, gấp đôi lượng mà nhóm nghiên cứu tính toán được từ quá trình lão hóa bình thường.

Lý do kỳ lạ và đáng lo ngại khiến xương của chúng ta ngày càng giòn, dễ gãy, kể cả ở người trẻ - Ảnh 2.

Ảnh chụp X-quang ngực của một người (Ảnh: Getty Images)

Theo các nhà nghiên cứu, điều này rất có thể là do tế bào xương chết thông qua các cơ chế bao gồm stress oxy hóa, trong đó các phân tử độc hại từ môi trường gây hại cho cơ thể.

Khí thải của ô tô và xe tải, khí thải từ các nhà máy phát điện và ngành nông nghiệp đều góp phần vào việc sản xuất oxit nitric trên thế giới của chúng ta.

"Những cải thiện về mức độ tiếp xúc (giảm tiếp xúc) với ô nhiễm không khí, đặc biệt là oxit nitric, sẽ làm giảm tổn thương xương ở phụ nữ mãn kinh, ngăn ngừa gãy xương và giảm gánh nặng chi phí y tế liên quan đến chứng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh", tác giả chính Andrea Baccarelli, Trưởng khoa Khoa học Sức khỏe Môi trường tại Trường Y tế Công cộng Melman ở Colombia cho biết.

Với khoảng 2,1 triệu ca gãy xương liên quan đến loãng xương hàng năm, 80% những người bị ảnh hưởng là phụ nữ. Nghiên cứu của Columbia đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời gian dài làm giảm mật độ khoáng của xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Nguồn: eClinicalMedicine, Popular Mechanics