Trong cuộc sống, chúng ta thường có kinh nghiệm này: ngay khi cảm thấy môi khô, chúng ta sẽ dùng lưỡi liếm một cách vô thức. Tuy nhiên, cách làm này không khiến môi ẩm ướt mà sẽ tạo thành vòng luẩn quẩn "càng liếm càng khô".
Đối với một số người, vùng da quanh môi ngày càng thô ráp và sưng tấy, giống như họ vừa cạo râu vậy. Ngoài việc ảnh hưởng đến nhan sắc, việc ăn uống gặp nhiều bất tiện, khi đụng phải đồ chua, cay, kích ứng khiến môi bị tổn thương, cảm giác vô cùng khó chịu.
Trên thực tế, da môi của chúng ta tương đối mỏng và không có sự phân bố của lớp sừng nên cực kỳ nhạy cảm với các môi trường như nhiệt độ thấp, gió mạnh, không khí khô.
Vì môi hiếm khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, và thiếu sự đề kháng với enzym tiêu hóa khác nhau chứa trong nước bọt nên nếu bạn liếm môi thường xuyên, nước bọt còn sót lại trên môi sẽ nhanh chóng bay hơi, lấy đi lượng nước vốn đã ít ỏi trên môi, đồng thời các loại men tiêu hóa khác nhau sẽ lưu lại trên môi khiến lớp màng bảo vệ axit bên trên môi bị phá hủy. Từ đó, hành động vô thức này gây thâm các mô liên kết co lại, niêm mạc môi nhăn nheo, khô hơn, thậm chí bị nhiễm trùng và sưng tấy, gây ra "viêm môi mãn tính", "viêm da lưỡi liếm".
Trong trường hợp bị viêm môi, ngoài việc chăm sóc lưỡi, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kịp thời.
5 bước để loại bỏ môi khô, bong tróc
1. Nắm vững các biện pháp về dinh dưỡng
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để chống nứt nẻ môi, lượng nước uống hàng ngày phải đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và bài tiết của con người khoảng 1500ml. Vào mùa gió lạnh, hay khô miệng do nói quá nhiều, lớp bề mặt da thiếu độ ẩm nên bạn cần tăng cường uống nước.
- Bổ sung vitamin: Ăn nhiều rau và trái cây tươi. Nên ăn từ 50-100g thức ăn giàu vitamin B2 như gan động vật, các sản phẩm từ đậu nành, cà rốt… vì thiếu vitamin B2 sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của da và niêm mạc, gây viêm môi.
- Thực phẩm kiêng kỵ: Nên tránh ăn những thực phẩm cay như mắm, lẩu và thực phẩm nhiều muối như khoai tây chiên để tránh tình trạng môi bị mất nước trầm trọng hơn.
2. Đeo khẩu trang khi gió to
Vào mùa khô và lạnh, môi tiếp xúc với độ ẩm thấp và gió mạnh trong thời gian dài sẽ dễ bị khô, nứt nẻ và đau nhức. Đặc biệt đối với những người đam mê thể thao ngoài trời, chẳng hạn như những người thường xuyên đạp xe thì vấn đề này lại càng nghiêm trọng. Chọn một loại mặt nạ phù hợp để bảo vệ, ngăn chặn các tác nhân kích thích bên ngoài và giữ ẩm cho môi là điều cần thiết lúc này.
3. Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm môi đúng cách
Nhiều người lo lắng về tình trạng khô môi của mình và thường xuyên thoa son dưỡng. Các thành phần hoạt động chính của son môi là chất bịt kín như dầu khoáng, có thể làm giảm sự bốc hơi nước; các thành phần hút ẩm như glycerin và axit hyaluronic có thể giữ ẩm trong môi trường.
Khi chọn son dưỡng, tốt hơn hết bạn nên chọn sản phẩm không màu, không mùi, thành phần càng đơn giản càng tốt. Tránh dùng methyl isothiazolinone, chất bảo quản paraben, cinnamate và các thành phần cảm quang khác có thể gây nhạy cảm với ánh nắng. Để tránh kích thích ánh sáng mạnh, son dưỡng có chức năng chống nắng là lựa chọn tốt.
Phụ nữ yêu làm đẹp thường sử dụng son môi, nhưng nếu son môi chứa các thành phần kém chất lượng có thể khiến tình trạng môi bị ảnh hưởng. Do đó, cáo chị em nên chọn những sản phẩm son môi đủ tiêu chuẩn theo đặc điểm làn da của mình.
Ngoài ra, vì hầu hết dầu mỡ trong son môi đều là este tổng hợp nên việc sử dụng thường xuyên cũng có thể khiến môi bị khô hơn. Vì vậy, trước khi đánh son, nên thoa một lớp son dưỡng môi, nếu không cần thiết thì cố gắng đừng dùng. Nếu môi đã nứt nẻ, bạn cần dừng son lại.
4. Bỏ thói quen "cắn" da chết trên môi
Có người sẽ trực tiếp "cắn" phần da chết trên môi, hành vi này quả thực rất sai. Làm như vậy sẽ khiến vết thương hình thành, làm tình trạng nứt nẻ môi càng thêm đau đớn và có thể khiến nấm, vi khuẩn xâm nhập.
Cách làm thích hợp nhất lúc này là giảm mọi kích ứng (kể cả các hình thức "tẩy da chết"), thoa son dưỡng môi và dùng thuốc mỡ kháng viêm nếu cần thiết. Cần lưu ý rằng gạc ướt không được khuyến khích cho môi khô và bong vảy.
5. Chẩn đoán và điều trị kịp thời viêm môi
Nếu môi bị nứt nẻ, đau rát lâu ngày và có hiện tượng đóng vảy, chảy máu, tiết dịch, thậm chí có thể bị phồng rộp, sưng tấy thì bạn cần đề phòng trường hợp bị viêm môi, không nên tự ý điều trị mà nên đến bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt hoặc khoa niêm mạc miệng để điều trị kịp thời.
Nguồn và ảnh: QQ, Hội Da liễu (Hiệp hội Y khoa Trung Quốc), Healthline