Hai tháng trước, Tiểu Phương, một cô gái 23 tuổi ở Trung Quốc, thấy bụng hơi đầy và đau, vùng kín có cảm giác nóng rát và một số chất lỏng không xác định cứ âm ỉ chảy ra.
Lúc đầu cô nghĩ rằng có thể là mình chỉ bị viêm thông thường, không có vấn đề gì lớn cả. Không ngờ các triệu chứng ngày càng nặng thêm, đến bệnh viện khám thì người ta mới tá hỏa phát hiện ra rằng Tiểu Phương không phải bị viêm âm đạo thông thường mà là tân sinh nội biểu mô âm hộ, hay còn được gọi một cách dễ hiểu hơn là tổn thương tiền ung thư của ung thư âm hộ!
Tiểu Phương (trùm chăn) ngượng ngùng chia sẻ: "Tôi hơi lười, mặc đồ lót 1 tháng rồi mới thay và giặt. Đến kỳ rớt dâu thì đặt giấy để khỏi bẩn quần để mặc cho đủ 1 tháng mới thay. Sau đó, các biểu hiện khó chịu bắt đầu xuất hiện"
Sau khi bác sĩ thăm hỏi để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh thì Tiểu Phương nói rằng cô vốn là một cô gái "hơi lười biếng". Cô ấy thường xuyên mặc quần lót cả tháng không giặt, đến kỳ kinh nguyệt cô ấy sẽ dán một ít giấy vào để không làm bẩn quần lót rồi cứ thế mà mặc tiếp cho đủ 1 tháng mới chịu thay.
Cái này mà gọi là "hơi" lười sao, phải là "chúa" lười. Có thể cô gái này đã hiểu sai về mức độ lười biếng của mình. Khi bạn không thay hoặc giặt đồ lót chỉ vài ngày thôi, chứ chưa nói đến 1 tháng giống như Tiểu Phương thì nó đã không còn là đồ lót nữa rồi mà thực sự trở thành thứ vũ khí sinh học, gây hại cực lớn cho cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục của con người, bất kể là nam hay nữ.
Mọi người đến thăm, Tiểu Phương chỉ dám trùm kín chăn mà nói chuyện vì quá xấu hổ
Ung thư âm hộ không phải là bệnh ung thư phổ biến, nó chỉ chiếm 5% trong số các khối u ác tính ở đường sinh dục nữ. Ngay cả khi quần lót không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư âm hộ ở nữ giới thì thói quen vệ sinh kém, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng miễn dịch của cơ thể con người.
Nên thay và giặt đồ lót sau bao lâu?
Tất nhiên là phải thay và giặt thường xuyên hàng ngày, đồ lót chưa giặt trong một ngày sẽ bị bám đầy các loại bụi bẩn, nước tiểu, phân, mồ hôi... trong đó có cả vi khuẩn E.coli, ký sinh trùng và các loại vi trùng.
Bên cạnh đó, một chiếc quần lót thường xuyên mặc thì nên vứt bỏ sau khoảng 3-6 tháng sử dụng, vì quần lót sau khi mặc lâu ngày sẽ ngả màu vàng và trở nên khô cứng, không chỉ gây khó chịu khi mặc mà còn dễ sinh vi khuẩn.
Cách chọn đồ lót?
Các chị em vận động ra nhiều mồ hôi có thể chọn loại cotton hoặc sợi coolmax. Đối với da nhạy cảm thì nên chọn loại sợi modal (tơ nhân tạo), người lười vận động, ít ra mồ hôi có thể chọn loại nylon dễ giặt sạch hoặc sợi tre cho người có vùng kín thường xuyên ẩm ướt.
Trên thực tế, màu sắc của đồ lót cũng rất tinh tế. Màu đồ lót tốt nhất là màu gần với màu da thịt. Đồ lót quá trắng có thể được ngâm trong thuốc tẩy, và những đồ có màu sắc sặc sỡ có thể được ngâm trong nhiều loại thuốc nhuộm.
Vệ sinh vùng kín sao cho sạch?
Đối với phụ nữ, các loại kem dưỡng da vùng kín hoặc dung dịch vệ sinh có độ kiềm quá lớn trên thị trường không những không làm sạch mà còn phá hủy sự cân bằng của môi trường trong âm hộ. Do đó, nếu không bị bệnh phụ khoa thì bạn có thể chỉ cần tắm và rửa sạch âm hộ mỗi ngày là được.
Nếu nữ giới ở chung phòng với nam giới thì người nam giới cũng cần giặt giũ quần áo, đặc biệt là đồ lót thường xuyên bởi chúng có thể sinh ra nhiều vi khuẩn và bụi bẩn, và dễ lây nhiễm cho phụ nữ.
Tóm lại, dù lười đến đâu, bạn cũng không thể bỏ qua tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh, cần thay giặt quần áo, đặc biệt là đồ lót thường xuyên và vứt bỏ khi cần thiết.
Nguồn và ảnh: Kknews, Sina, Healthline, Women's Health