Người đàn ông gan xơ cứng "như đá", đang tiến triển thành ung thư vì giữ thói quen tiết kiệm thức ăn mà đa số mọi người vẫn làm hàng ngày

Tiết kiệm là một đức tính tốt, tuy nhiên, việc tiết kiệm thức ăn không đúng cách lại có thể khiến bạn phải đối mặt với hàng loạt căn bệnh, trong đó có xơ gan và ung thư gan. Trường hợp của người đàn ông dưới đây là một ví dụ.

Khi điều kiện sống của con người ngày càng được cải thiện, nhiều người dần không chú ý đến chế độ ăn uống của mình, dẫn đến các nguy cơ tiềm ẩn của bệnh gan. Bệnh gan giai đoạn đầu nhìn chung thường "âm thầm" không có những cơn đau dữ dội nên dễ bị mọi người phớt lờ, một khi bệnh phát tác, đó là một tình huống rất nguy hiểm.

Ông Dương 62 tuổi ở Trung Quốc đã làm việc rất chăm chỉ trong phần lớn cuộc đời của mình, sau khi nghỉ hưu, cuối cùng ông cũng có thể bắt đầu tận hưởng cuộc sống. Ông thường không có sở thích gì đặc biệt nhưng lại cực kỳ đam mê việc chơi cờ.

Người đàn ông gan xơ cứng như đá, đang tiến triển thành ung thư vì giữ thói quen tiết kiệm thức ăn mà đa số mọi người vẫn làm hàng ngày - Ảnh 1.

Khi chơi cờ, ông Dương luôn cầm trên tay một nắm hạt dưa. Được rèn giũa trong công cuộc cải cách và mở cửa của thế kỷ trước, ông đã hình thành thói quen siêng năng và tiết kiệm từ khi còn là một đứa trẻ. Điều này được phản ánh rất rõ khi ông Dương ăn hạt dưa. Một số hạt dưa để lâu một chút thì bị mốc ở bên ngoài không thấy rõ và có thể có mùi nhẹ.

Ông Dương không muốn ném đi, thấy hạt dưa bên trong không có gì không ổn thì liền trực tiếp ăn. Gần đây, ông luôn cảm thấy bụng có chút khó chịu, thỉnh thoảng còn đau, người nhà thấy vậy bèn đưa ông đến khám thì phát hiện ông bị xơ gan cổ trướng, bệnh đang trong giai đoạn tiến triển thành ung thư.

Người đàn ông gan xơ cứng như đá, đang tiến triển thành ung thư vì giữ thói quen tiết kiệm thức ăn mà đa số mọi người vẫn làm hàng ngày - Ảnh 2.

Điều này khiến mọi người hoảng sợ, người bình thường làm sao có thể mắc bệnh xơ gan? Hóa ra, chính thói quen tiết kiệm ăn cả hạt dưa mốc của ông Dương là nguyên nhân gây bệnh. Thực tế, hạt dưa bị mốc có chứa aflatoxin có thể gây ung thư gan và các bệnh ung thư khác, dù có loại bỏ vỏ mốc hay phần hạt mốc thì phần còn lại của nó vẫn chứa chất độc này.

Đáng nói, việc tiết kiệm thức ăn, cắt bỏ phần mốc và tiếp tục tiêu thụ phần còn lại "trông có vẻ" không bị sao của thực phẩm, giống như ô Dương cũng là thói quen của rất nhiều người, đặc biệt là những người lớn tuổi trong gia đình. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của gan nói riêng và sức khỏe tổng thể của cơ thể nói chung, chúng ta nên nói "không" với việc tiêu thụ thực phẩm mốc, đồng thời cần hướng dẫn người lớn tuổi trong gia đình thực hiện điều này.

3 cách nhỏ làm mỗi ngày có thể ngăn ngừa bệnh gan, nâng cao sức khỏe

1. Bổ sung chất dinh dưỡng

Theo ThS. BSNT Vũ Ngọc Hà, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, để nâng cao sức khỏe, chúng ta cần ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật với thực vật, các vitamin và khoáng chất.

Người đàn ông gan xơ cứng như đá, đang tiến triển thành ung thư vì giữ thói quen tiết kiệm thức ăn mà đa số mọi người vẫn làm hàng ngày - Ảnh 3.

- Chất đạm động vật có trong thịt, cá, trứng, sữa, hải sản...

- Chất đạm thực vật có trong đậu, đỗ...

- Vitamin A trong rau lá xanh đậm, hoa quả màu vàng, đỏ (gấc, đu đủ, rau ngót, rau dền...); vitamin C trong rau mùi tàu, rau đay, rau mồng tơi, hành hoa; vitamin E trong đậu tương, giá đỗ, vừng lạc; vitamin D trong gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản; kẽm giúp tăng cường miễn dịch có trong cá, tôm, sò, trứng, sữa...

2. Tiếp tục tập thể dục hàng ngày

Bác sĩ Phạm Văn Tú, Phó trưởng Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết vận động tốt cho mọi người, giúp cải thiện hệ thống tuần hoàn (hạ huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ...); hệ tiêu hóa (làm tăng hoạt động của ruột, tránh táo bón...); hệ cơ xương (tăng mật độ xương, làm cơ dẻo dai, hạn chế nguy cơ ngã...); hệ thần kinh (làm cho giấc ngủ sâu hơn, xả stress) và tăng cường miễn dịch, đặc biệt là ở người già.

Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến thể trạng của bản thân và làm những việc có thể, không nên tập một số động tác khó để tránh phản tác dụng, có thể chọn những môn thể thao ít khó hơn như đi bộ, đạp xe...

3. Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe thường xuyên là rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất của con người. Bạn có thể thường xuyên theo dõi tình trạng thể chất của mình, đặc biệt là các bệnh về gan. Không có vấn đề gì lớn xuất hiện trong giai đoạn đầu, vì vậy bạn có thể biết sức khỏe gan của mình bằng cách kiểm tra toàn diện thường xuyên.

Người đàn ông gan xơ cứng như đá, đang tiến triển thành ung thư vì giữ thói quen tiết kiệm thức ăn mà đa số mọi người vẫn làm hàng ngày - Ảnh 4.

Nên khám toàn thân 1 lần/năm, khám gan 2-3 lần/năm, chỉ khi phát hiện ra bệnh lý về gan thì mới có thể điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo và ảnh: Sohu, Eat This

Người đàn ông gan xơ cứng như đá, đang tiến triển thành ung thư vì giữ thói quen tiết kiệm thức ăn mà đa số mọi người vẫn làm hàng ngày - Ảnh 5.