Bác sĩ tiết niệu người Đài Loan (Trung Quốc), Gu Fangyu cho biết gần đây có nhiều bệnh nhân đến phòng khám để tư vấn chỉnh sửa "cậu nhỏ". Nhiều trường hợp cho biết cảm thấy tự ti hoặc không hài lòng vì bộ phận sinh dục bị cong khi cương.
Tuy nhiên trong số những nam bệnh nhân tới khám, có một trường hợp đặc biệt khiến bác sĩ rất ấn tượng. Đó là một người đàn ông khoảng 30 tuổi có nhu cầu chỉnh sửa lại độ cong của "súng". Khi kiểm tra, bác sĩ nhận thấy "chú em" của nam bệnh nhân vừa cong sang trái lại hướng lên trên nên đã đề nghị sẽ chỉnh sửa lại cả hai độ cong này về đúng vị trí.
Nhưng bất ngờ thay, người đàn ông lại nói: "Không, tôi chỉ muốn chỉnh cho nó không cong sang trái thôi, tôi vẫn muốn giữ độ cong hướng lên". Điều này khiến bác sĩ Gu Fangyu khá ngạc nhiên. Sau đó, nam bệnh nhân giải thích với vẻ mặt đầy tự hào: "Bác sĩ không biết chứ đường cong hướng lên trên này của tôi mới là tốt nhất. Tuy "chú em" cong sang trái khiến tôi hơi khó chịu nhưng những người mà tôi từng "yêu" đều nói rằng thích độ cong lên trên của tôi".
Người đàn ông có yêu cầu kỳ lạ khi nhờ bác sĩ chỉnh sửa độ cong của "cậu nhỏ". (Ảnh minh họa)
Trước yêu cầu của bệnh nhân, bác sĩ Gu Fangyu dù cảm thấy kỳ lạ nhưng vẫn đồng ý chỉnh sửa theo mong muốn. Sau này khi người đàn ông quay lại tái khám đã vui vẻ kể với bác sĩ rằng anh không còn cảm thấy khó chịu nữa và hiệu quả của "chú em" vẫn rất tốt.
Bác sĩ Gu Fangyu cho biết dù không có bằng chứng y tế rõ ràng nào cho thấy dương vật cong hướng lên trên có thể giúp ích cho đời sống tình dục thỏa mãn nhưng miễn người đàn ông cảm thấy thoải mái và không gặp vấn đề cản trở thì chứng tỏ mọi thứ đều ổn.
Bác sĩ cũng chỉ ra rằng chỉ định phẫu thuật chỉnh sửa bộ phận sinh dục nam giới chủ yếu phụ thuộc vào việc nó có ảnh hưởng đến đời sống tình dục hay không. Nếu không ảnh hưởng thì không nhất thiết phải phẫu thuật nhưng nếu "chú em" cong tạo thành một góc trên 30 độ hoặc cản trở việc quan hệ, gây đau, gây xuất tinh sớm hoặc gây khó khăn khi tiểu tiện hoặc khi cương thì cần phẫu thuật.
Trong một số trường hợp, cong bộ phận sinh dục còn có thể là dấu hiệu điển hình của bệnh Peyronie. Bệnh Peyronie nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương, vì vậy cần nhận biết các triệu chứng, đi khám để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Trong một vài trường hợp, dương vật cũng có thể cong khi bị chấn thương, gây đau khi cương. Thời gian đau có thể kéo dài đến một hoặc nhiều tháng và tình trạng đau chỉ giảm khi lành vết thương và mô sẹo cứng lại.
"Cậu nhỏ" bị cong không gây ảnh hưởng tới chức năng tình dục và sinh hoạt hàng ngày thì không cần can thiệp. (Ảnh minh họa)
Cách xử lý khi "cậu nhỏ" bị cong
Nếu mức độ cong không quá nặng, không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, nam giới không cần can thiệp. Các trường hợp gặp khó khăn trong việc quan hệ và rối loạn tâm lý mới cần điều trị. Có 2 phương pháp để xử lý tình trạng cong:
- Không phẫu thuật: Áp dụng cho bệnh nhân bị cong mức độ nhẹ, không bị đau hoặc không ảnh hưởng đến chức năng tình dục. Các phương pháp bao gồm tiêm thuốc steroid hoặc điều trị bằng sóng xung kích (ESWT).
- Phẫu thuật: Phương pháp này áo dụng với những người có "cậu nhỏ" cong nặng, tạo thành góc trên 30 độ. Và cũng tùy vào nguyên nhân do bẩm sinh hay bệnh lý mà có hình thức phẫu thuật khác nhau.