Người mắc COVID-19 nên tắm thế nào để không bị nặng hơn?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn người mắc COVID-19 tắm đúng cách.
Chia sẻ

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 18:30 27/03/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm nay
TỔNG +91.916 9.003.762 42.271 48
1 Hà Nội +10.252 1.260.470 1.228 1
2 TP.HCM +849 591.198 20.335 1
3 Bắc Giang +3.997 299.880 90 1
4 Yên Bái +3.977 100.569 11 0
5 Nghệ An +3.976 377.041 133 0
6 Đắk Lắk +3.909 128.543 140 5
7 Phú Thọ +3.638 262.537 78 0
8 Lào Cai +3.430 139.563 33 0
9 Lạng Sơn +3.121 131.133 70 1
10 Thái Bình +2.798 196.936 21 0
11 Vĩnh Phúc +2.768 317.015 19 0
12 Quảng Ninh +2.553 267.824 117 4
13 Hà Giang +2.518 96.441 75 0
14 Quảng Bình +2.501 97.525 73 2
15 Thái Nguyên +2.435 160.073 100 2
16 Sơn La +2.206 129.454 0 0
17 Tuyên Quang +2.092 126.191 13 0
18 Cao Bằng +1.829 73.545 42 0
19 Bắc Kạn +1.786 44.472 18 0
20 Hải Dương +1.778 336.060 107 1
21 Bình Định +1.705 118.425 265 0
22 Cà Mau +1.660 135.261 346 2
23 Hưng Yên +1.493 207.314 5 0
24 Bình Dương +1.486 372.602 3.440 2
25 Quảng Trị +1.478 65.976 34 0
26 Hà Nam +1.432 68.212 59 0
27 Bắc Ninh +1.416 319.930 126 0
28 Lâm Đồng +1.370 74.480 119 1
29 Điện Biên +1.248 75.540 17 1
30 Lai Châu +1.231 59.507 0 0
31 Hòa Bình +1.197 189.215 101 0
32 Vĩnh Long +1.177 85.433 809 0
33 Bến Tre +972 86.800 453 2
34 Bình Phước +959 107.057 209 1
35 Ninh Bình +917 86.140 88 1
36 Tây Ninh +872 123.077 861 0
37 Phú Yên +761 46.019 116 1
38 Đắk Nông +754 45.496 43 0
39 Kon Tum +750 24.233 0 0
40 Đà Nẵng +743 90.897 323 0
41 Thừa Thiên Huế +681 39.075 172 0
42 Nam Định +655 282.802 145 0
43 Trà Vinh +626 60.602 270 0
44 Thanh Hóa +618 130.685 100 0
45 Quảng Ngãi +591 37.240 114 0
46 Bà Rịa - Vũng Tàu +583 65.616 478 0
47 Khánh Hòa +403 113.150 351 0
48 Hải Phòng +339 114.206 135 0
49 Quảng Nam +320 42.501 126 0
50 Bình Thuận +205 48.238 460 0
51 Bạc Liêu +173 44.282 440 2
52 Kiên Giang +148 37.752 957 3
53 Long An +146 46.772 991 0
54 An Giang +116 38.483 1.362 3
55 Cần Thơ +90 48.765 934 0
56 Đồng Nai +81 105.752 1.848 6
57 Ninh Thuận +31 8.369 56 0
58 Hậu Giang +27 17.234 219 0
59 Đồng Tháp +20 49.493 1.025 0
60 Sóc Trăng +15 34.029 603 1
61 Tiền Giang +14 35.632 1.238 0
62 0 0 0 0
63 0 0 0 0
64 0 0 0 0
65 0 0 0 0
66 Gia Lai 0 48.468 94 1
67 Hà Tĩnh 0 36.532 36 3
68 0 0 0 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 26/03/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

205.002.757

Số mũi tiêm hôm qua

141.599


Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, bác sĩ nhận được rất nhiều câu hỏi người mắc COVID-19 có cần kiêng tắm không vì hiện nay trên mạng xã hội chia sẻ mắc COVID-19 không được tắm.

Người mắc COVID-19 nên tắm thế nào để không bị nặng hơn? - 1

(Ảnh minh họa).

Vừa qua có trường hợp đáng buồn, một người sau tắm 2-3 hôm trở nặng vào bệnh viện rồi qua. Tuy nhiên, nguyên nhân tử vong là biến chứng viêm phổi do vi khuẩn phế cầu chứ không phải do COVID-19.

“Viêm phổi do phế cầu bao năm nay hiện vẫn có. Viêm phổi do phế cầu gặp ở những người có khi đang khỏe mạnh nhưng gặp nóng lạnh đột ngột, như đang đi làm gặp mưa rào, bị ướt. Các cụ bảo cảm đó, nhưng thực ra là viêm phổi, trước chưa có chẩn đoán nên không biết căn nguyên.

Hay đang đi ngoài đường nóng hừng hực, mồ hôi nhễ nhại, về nhà chạy ngay vào nhà tắm dùng nước lạnh rất sảng khoái, nhưng nguy cơ viêm phổi. Hay vừa ốm dậy, tắm lâu, lạnh… rất dễ viêm phổi, nhưng do vi khuẩn không phải do virus.

Nếu tình trạng COVID-19 đã giảm rồi thì có thể không phải do COVID-19 nữa. Tắm lâu lúc vừa ốm dậy lại nhiễm lạnh và có thể bị biến chứng viêm phổi.

Như vậy, bảo COVID-19 không tắm thì không phải nhưng tắm thế nào lại là một câu chuyện khác. Ở bệnh viện kể cả bệnh nhân thở máy chúng tôi cũng vẫn tắm nhưng với các trường hợp này thì đúng hơn gọi là lau người.

Đằng này các bạn đang nóng vào tắm dội nước lạnh ào ào, kì cọ rất lâu thì rất dễ mắc bệnh”, PGS Dũng nói.

Do đó, chuyên gia khuyến cáo, khi tắm cần nước phải ấm vừa đủ, tắm khoảng 5 phút đừng tắm quá lâu.

Theo PGS Dũng, đối với trẻ, khi trẻ có các triệu chứng về hô hấp thì chúng ta nghĩ ngay đến COVID-19 nhưng thật ra các bệnh hô hấp có đến 28 nguyên nhân thì COVID-19 chỉ là một tác nhân, nên có thể mắc bệnh khác. Vừa rồi trong TP.HCM có một trường hợp bệnh nhi xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính nhưng cũng dương tính với sốt xuất huyết. Đây là trường hợp rất nguy hiểm vì cả 2 bệnh này khác nhau hoàn toàn về phương pháp điều trị. Nếu COVID-19 tập trung điều trị phổi thì sốt xuất huyết lại tập trung truyền nhiều dịch.

Vì thế, nếu trẻ bị F0, cha mẹ cứ chăm sóc triệu chứng như thông thường, trẻ có triệu chứng gì dùng thuốc đó, như sốt, ho... chăm sóc dinh dưỡng, ăn các đồ dễ tiêu như cháo, súp, uống nhiều nước.