Tờ The Paper (Trung Quốc) đưa tin về một người phụ nữ họ Lý, năm nay 51 tuổi. Chồng bà mất sớm, con cái đi làm xa nên bà Lý thường ở nhà một mình. Mấy năm gần đây, bà có biểu hiện ngứa "vùng kín", tuy nhiên vì ngại ngùng nên không dám đi khám.
Mãi gần đây, gà cảm thấy chướng và đau bụng dữ dội. Lo ngại về tình hình sức khỏe, bà Lý bèn bí mật đi khám một mình. Kết quả khiến bà bị sốc nặng, không ngờ bản thân đã mắc ung thư âm hộ .
Nghe kết quả của bác sĩ, bà Lý không tin nổi mà thốt lên rằng: Tôi đã nhiều năm không "quan hệ vợ chồng", tại sao tôi lại mắc phải căn bệnh này?
Bác sĩ đã dành thời gian để trao đổi và động viên bà Lý. Đến khi bà kể về thói quen mặc đồ lót của mình, đến bác sĩ cũng phải hốt hoảng: Vì ở một mình nên bà không chú ý vệ sinh cá nhân vì thế đồ lót thường tích tụ cả tuần mới giặt. Có khi vì ở nhà nhiều nên bà thậm chí còn không thay đồ lót mới. Chính điều đó đã gây ra bệnh phụ khoa và khiến cho người phụ nữ 51 tuổi này mắc bệnh ung thư từ khi nào.
Bác sĩ giải thích rằng, ung thư âm hộ là loại ung thư xuất hiện tại âm hộ phụ nữ. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trung niên và lớn tuổi sau mãn kinh. Thống kê cho thấy hơn 75% trường hợp ung thư âm hộ tập trung ở phụ nữ trên 50 tuổi.
Đồ lót là vật dụng có tác động trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, tuy nhiên có nhiều chị em chủ quan, chưa biết cách sử dụng và vệ sinh chúng hợp lý.
Đồ lót thật sự bẩn hơn những gì chúng ta tưởng tượng rất nhiều. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, 83% đồ lót đã giặt sạch vẫn có thể chứa tới 10.000 vi khuẩn sống. Số vi khuẩn này có thể đến từ thùng máy giặt – một nơi ít khi được vệ sinh. Kinh hãi hơn, những chiếc quần lót của bạn hoàn toàn có thể chứa phân. Theo ông Charles Gerba, giáo sư vi sinh học tại Đại học (Arizona), trung bình trong 1 chiếc quần lót có khoảng 1/10g phân. Có thể có tới 10 tỷ vi khuẩn và vi rút ẩn náu trong đồ lót. Đồ lót không chỉ chứa phân mà còn có cả vết mồ hôi, nước tiểu, dịch tiết cơ thể.
Phụ nữ mặc đồ lót cần ghi nhớ 4 điều quan trọng
1. Giặt trong chậu riêng
Không nên giặt chung đồ lót với những quần áo khác trong máy giặt vì sẽ gây mất vệ sinh cho những món đồ đó.
2. Phơi khô
Tốt nhất nên phơi đồ lót dưới ánh nắng mặt trời. Nếu ngày hôm đó không có nắng thì có thể phơi ở nơi thoáng gió hoặc sấy khô ở nhiệt độ cao.
3. Tránh mặc đồ lót quá chật
Không nên mặc đồ lót quá nhỏ, nhiều hoa văn thiết kế rườm rà vì vừa gây bất tiện vừa tạo cảm giác khó chịu. Riêng đồ lót quá chật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín.
4. Hãy thay đồ lót định kỳ
Nếu bạn thường mắc viêm nhiễm vùng kín, hãy thay quần lót 3-6 tháng/lần, kể cả khi chúng còn mới và sạch sẽ. Quần lót cũ có thể khiến phụ nữ tái nhiễm nấm, gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt, nếu không chữa trị dứt điểm có thể gây viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… thậm chí dẫn tới vô sinh.
Mặc dù ung thư âm hộ ít phổ biến hơn ung thư cổ tử cung hoặc ung thư buồng trứng nhưng nó không kém phần nguy hiểm. Theo thống kê, thời gian sống sót của bệnh nhân ung thư âm hộ là từ 6 tháng đến 5 năm, tuy nhiên tỷ lệ khỏi bệnh sẽ cao hơn nếu được can thiệp sớm và kịp thời.
Ung thư âm hộ cũng như các khối u ác tính khác, giai đoạn đầu không có triệu chứng gì đặc biệt, nếu có thì rất dễ nhầm lẫn.
Dấu hiệu của ung thư âm hộ có thể bao gồm ngứa, sưng, đau, cảm giác có khối u hoặc mụn cứng, thay đổi màu sắc của da vùng kín, và vùng da có thể bị loét hoặc chảy máu. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số này thường xuyên hoặc không lành lại, cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.