Người phụ nữ bị sưng tấy vùng kín, tiết dịch hôi tanh do viêm niệu đạo vì sử dụng giấy vệ sinh công cộng

Giấy vệ sinh của các nhà vệ sinh công cộng chứa rất nhiều vi khuẩn, có thể khiến mọi người bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bác sĩ da liễu Hồng Kông Ye Ronggen đã chia sẻ một trường hợp như vậy mà gần đây ông đã tiếp nhận.

Bác sĩ da liễu Hồng Kông Ye Ronggen đã chỉ ra trên trang Facebook cá nhân của mình rằng các bệnh nhân phàn nàn với ông hàng tuần là không biết tại sao họ lại bị nhiễm sùi mào gà, bệnh lậu hoặc chlamydia và các bệnh hoa liễu khác. 

Ông giải thích các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thời gian ủ bệnh lâu, do đó rất có thể những cuộc tình lãng mạn từ nhiều năm trước vẫn có cơ hội phát bệnh. Ngoài ra, nếu vệ sinh cá nhân hàng ngày không được tốt sẽ có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục cao hơn. Ví dụ, nếu bạn vừa chạm vào tiền giấy nhưng đi vệ sinh mà không rửa tay sạch sẽ, vi trùng hoặc vi rút trên giấy bạc có thể được truyền sang cơ quan sinh dục của bạn.

Trong đó, bác sĩ Ye chia sẻ một trường hợp ông mới tiếp nhận: Nữ bệnh nhân Mary khi đi vệ sinh trong một công viên lớn ở Hồng Kông đã sử dụng giấy vệ sinh từ nhà vệ sinh công cộng. Sau 3 ngày thì người này cảm thấy ngứa ngáy vùng hạ vị và tiết dịch màu trắng vàng. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy bệnh nhân mắc phải căn bệnh "viêm niệu đạo không do lậu cầu".

Người phụ nữ bị sưng tấy vùng kín, tiết dịch hôi tanh do viêm niệu đạo vì sử dụng giấy vệ sinh công cộng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Điều này là do giấy trong nhà vệ sinh công cộng có cơ hội trở thành vật trung gian truyền bệnh vì vi khuẩn có thể tồn tại trên bề mặt trong vài ngày. Sau khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy không khỏe (phát bệnh) nhưng lại không đến bệnh viện ngay mà mất thêm khoảng 3 ngày mới tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Sau khi thăm khám, bác sĩ Ye phát hiện vùng kín của Mary sưng tấy, tiết dịch có mùi hôi tanh, cần điều trị kháng sinh.

Những trường hợp giống như của Mary khá phổ biến, theo bác sĩ Ye, mỗi tuần ông tiếp nhận 2 - 3 trường hợp. Bệnh nhân chủ yếu là phụ nữ, những người thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh chung ở nơi làm việc, công viên... Ở nhà vệ sinh công cộng, nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo không do lậu cầu cao hơn, chủ yếu là phụ nữ, vì khi đi vệ sinh cơ thể họ có nhiều cơ hội chạm vào thành bồn cầu hơn, nguy cơ lây nhiễm bệnh cũng sẽ cao hơn nhưng các triệu chứng thường không rõ ràng.

Không điều trị sớm có thể gây vô sinh

Bác sĩ Ye chỉ ra rằng bệnh nhân nữ bị viêm niệu đạo không do lậu ban đầu có thể bị ngứa âm đạo, tiết dịch màu trắng vàng, khó chịu vùng bụng dưới, nhưng cũng có thể không có triệu chứng. Xuất hiện dịch tiết màu trắng vàng, chứng tỏ âm đạo hoặc niệu đạo bị viêm nhiễm. Sau khi được dùng một đợt thuốc kháng sinh phù hợp, bệnh nhân thường hồi phục trong vòng vài tuần, nhưng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm phúc mạc và vô sinh.

Mẹo để ngăn ngừa nhiễm trùng

Ngoài giấy vệ sinh, việc sử dụng máy sấy tay cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh. Bác sĩ Y chỉ ra rằng giấy vệ sinh trong nhà vệ sinh công cộng có nhiều khả năng chứa vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus pneumoniae, trong khi đó, máy sấy tay có thể chứa cả 2 loại này, vi rút mụn cơm, bệnh lậu và Escherichia coli.

Người phụ nữ bị sưng tấy vùng kín, tiết dịch hôi tanh do viêm niệu đạo vì sử dụng giấy vệ sinh công cộng - Ảnh 2.

Để giảm nguy cơ lây nhiễm, ông đề xuất 5 biện pháp phòng ngừa sau:

- Rửa tay trước khi đi vệ sinh, vì tay của bạn có thể chứa nhiều vi khuẩn và vi rút khác nhau.

- Mang khăn giấy của riêng bạn vào nhà vệ sinh chung/công cộng.

- Nhớ đậy nắp bồn cầu khi xả nước.

- Hạn chế đại tiện trong nhà vệ sinh chung/công cộng.

- Nếu có thể, tốt hơn hết bạn không nên sử dụng bệ ngồi (phần nằm giữa nắp và thân bồn cầu).

Nguồn và ảnh: TOPick