Theo Sohu đưa tin, người phụ nữ trong câu chuyện này họ Ngô (57 tuổi), làm nghề giáo viên dạy múa nên có thân hình rất dẻo dai, khỏe khoắn, cô không thể ngờ có ngày mình lại rơi vào tình trạng khổ sở này.
5 năm về trước, cứ mỗi lần đi vệ sinh cô Ngô lại thấy có một "miếng thịt" rơi ra từ âm đạo của mình. Nhưng khi cô nằm trên giường và nghỉ ngơi một đêm, "miếng thịt" bỗng thu lại vị trí ban đầu. Vì không có triệu chứng khó chịu nào khác, cô Ngô không để tâm đến vấn đề này nữa mà chỉ nghĩ rằng đó là dấu hiệu của tuổi già.
(Hình minh họa)
Nhận thấy tình trạng không ổn nên mới đây, cô được con gái đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Tại bệnh viện, cô Ngô vô cùng hoảng sợ khi biết "miếng thịt" thòi ra thụt vào nhiều năm qua của mình chính là tử cung của mình. Cô bị sa tử cung và được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.
Tuy nhiên vì tuổi không còn quá trẻ, cô Ngô từ chối phẫu thuật. Một thời gian sau, vùng kín liên tục bị viêm. Bác sĩ chẩn đoán viêm âm đạo nặng kèm theo viêm lộ tuyến cổ tử cung, bắt buộc phải phẫu thuật cắt tử cung.
Đối với những bệnh nhân lớn tuổi như cô Ngô thì phẫu thuật tạo hình âm đạo ít bị chấn thương và phục hồi nhanh. Vì vậy không lâu sau khi cuộc phẫu thuật kết thúc, cô Ngô đã được xuất viện.
Bệnh sa tử cung là gì?
Bệnh sa tử cung (sa dạ con) là tình trạng tử cung bị giãn, kéo xuống thấp hơn bình thường, nhiều trường hợp sa hẳn ra ngoài âm đạo.
Khi chúng ta già đi, các chức năng khác nhau của cơ thể sẽ tiếp tục thoái hóa. Đối với phụ nữ, sau khi lớn tuổi, ngực sẽ xệ xuống và tử cung cũng có nguy cơ bị như vậy.
Bệnh sa tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chị em. Bệnh nhân sẽ có cảm giác phiền nhức, tức bụng, đi tiểu nhiều lần trong ngày, dễ gây viêm nhiễm và xuất hiện phần thịt lồi ở cơ quan tình dục. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn cảm thấy đau phần bụng dưới và thắt lưng, làm giảm hứng thú chuyện ân ái.
Các triệu chứng của sa tử cung bao gồm: Cảm giác khó chịu ở xương chậu khi ngồi. Đau thắt lưng. Cảm thấy có gì đó đang thò ra khỏi âm đạo. Quan hệ tình dục đau, khó chịu vì cảm thấy lỏng lẻo. Tiểu tiện nhiều nhưng thường khó tiểu, bị đau buốt khi tiểu. Cảm thấy khó chịu khi đi lại.
Nguyên nhân nào gây sa tử cung?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sa tử cung, nhưng chủ yếu liên quan đến lão hóa, sinh đẻ... cụ thể là:
1. Lão hóa
Theo tuổi tác, chức năng buồng trứng suy giảm dần, giảm tiết estrogen, các mô nâng đỡ sàn chậu trở nên yếu, lỏng lẻo và teo dần, gây sa tử cung.
2. Sinh con
Trong quá trình sinh nở, phụ nữ gây tổn thương dây chằng chính tử cung, dây chằng xương cùng và cơ sàn chậu, rất dễ bị sa tử cung nếu sau sinh không được sửa chữa kịp thời.
3. Tăng áp lực ổ bụng
Sự gia tăng áp lực ổ bụng do ho mãn tính, béo phì, táo bón khó tiêu… sẽ khiến tử cung sa xuống theo chiều âm đạo, sa tử cung.
4. Suy dinh dưỡng
Phụ nữ bị suy dinh dưỡng mãn tính, thể trạng gầy gò sẽ làm giãn cơ vùng chậu, không thể nâng đỡ tử cung dẫn đến teo cơ, cuối cùng gây sa tử cung, kèm theo chứng sa dạ con và các triệu chứng khác.
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, việc can thiệp như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của người bệnh. Cụ thể:
- Mức độ 1 (nghĩa là chỉ bị kéo giãn, thấp hơn một chút so với ban đầu và vẫn nằm trong âm đạo): Không cần phải phẫu thuật, chỉ cần kiên trì luyện tập 1 số bài tập cho vùng xương chậu nâng khả năng đàn hồi của tử cung thì nó sẽ dần quay lại vị trí ban đầu.
- Mức độ 2 (tử cung giãn sệ xuống khe hở của âm đạo, mỗi khi rặn hoặc đi vệ sinh, một phần tử cung sẽ bị đẩy ra ngoài): Nghỉ ngơi hợp lý, tử cung sẽ tự co vào bên trong.
- Mức độ 3 (tử cung chảy hết ra ngoài âm đạo và không tự co vào được, kèm theo viêm tấy).
Ở mức 2 và 3, nếu tử cung vẫn không thể tự co vào thì cần phải can thiệp phẫu thuật. Nếu bệnh nhân còn nhu cầu sinh đẻ, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật treo tử cung lên, làm hẹp âm đạo để giữ chức năng sinh sản.
Nếu không có nhu cầu sinh đẻ nữa thì cắt bỏ hoàn toàn tử cung để tránh nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử.
(Nguồn: Sohu, Sina)