Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm qua |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm qua |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +12.663 | 559.346 | 14.090 | 424 | |
1 | TP.HCM | +7.308 | 273.154 | 11.075 | 268 |
2 | Bình Dương | +3.172 | 141.765 | 1.210 | 34 |
3 | Đồng Nai | +814 | 31.179 | 263 | 11 |
4 | Long An | +372 | 26.804 | 321 | 8 |
5 | Tiền Giang | +171 | 11.159 | 309 | 7 |
6 | Cần Thơ | +83 | 4.541 | 80 | 0 |
7 | Đồng Tháp | +62 | 7.650 | 170 | 2 |
8 | Bình Phước | +61 | 775 | 6 | 0 |
9 | Quảng Bình | +53 | 995 | 0 | 0 |
10 | Tây Ninh | +52 | 5.922 | 107 | 89 |
11 | Khánh Hòa | +48 | 7.062 | 86 | 1 |
12 | An Giang | +46 | 2.429 | 7 | 0 |
13 | Kiên Giang | +43 | 2.631 | 15 | 0 |
14 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +42 | 3.780 | 35 | 0 |
15 | Nghệ An | +42 | 1.744 | 5 | 0 |
16 | Hà Nội | +40 | 3.893 | 52 | 0 |
17 | Đà Nẵng | +30 | 4.715 | 48 | 0 |
18 | Đắk Nông | +28 | 384 | 0 | 0 |
19 | Bình Định | +27 | 805 | 10 | 0 |
20 | Bình Thuận | +26 | 2.710 | 27 | 0 |
21 | Đắk Lắk | +24 | 1.295 | 7 | 0 |
22 | Quảng Ngãi | +19 | 857 | 0 | 0 |
23 | Phú Yên | +19 | 2.826 | 32 | 0 |
24 | Bạc Liêu | +18 | 207 | 0 | 0 |
25 | Sóc Trăng | +13 | 971 | 24 | 0 |
26 | Trà Vinh | +11 | 1.407 | 14 | 1 |
27 | Thừa Thiên Huế | +9 | 734 | 11 | 0 |
28 | Bến Tre | +6 | 1.800 | 65 | 1 |
29 | Cà Mau | +5 | 194 | 2 | 0 |
30 | Bắc Ninh | +5 | 1.886 | 14 | 0 |
31 | Gia Lai | +3 | 518 | 0 | 0 |
32 | Quảng Nam | +2 | 497 | 4 | 0 |
33 | Sơn La | +2 | 232 | 0 | 0 |
34 | Ninh Thuận | +2 | 741 | 7 | 0 |
35 | Hậu Giang | +1 | 460 | 2 | 0 |
36 | Hà Tĩnh | +1 | 445 | 3 | 0 |
37 | Lạng Sơn | +1 | 212 | 1 | 0 |
38 | Thái Bình | +1 | 76 | 0 | 0 |
39 | Hưng Yên | +1 | 279 | 1 | 0 |
40 | Hà Giang | 0 | 28 | 0 | 0 |
41 | Thái Nguyên | 0 | 15 | 0 | 0 |
42 | Điện Biên | 0 | 61 | 0 | 0 |
43 | Phú Thọ | 0 | 22 | 0 | 0 |
44 | Hòa Bình | 0 | 16 | 0 | 0 |
45 | Quảng Ninh | 0 | 8 | 0 | 0 |
46 | Yên Bái | 0 | 3 | 0 | 0 |
47 | Nam Định | 0 | 52 | 1 | 0 |
48 | Bắc Kạn | 0 | 5 | 0 | 0 |
49 | Lai Châu | 0 | 1 | 0 | 0 |
50 | Tuyên Quang | 0 | 2 | 0 | 0 |
51 | Lào Cai | 0 | 102 | 0 | 0 |
52 | Lâm Đồng | 0 | 259 | 0 | 0 |
53 | Thanh Hóa | 0 | 355 | 1 | 0 |
54 | Quảng Trị | 0 | 137 | 1 | 0 |
55 | Vĩnh Long | 0 | 2.114 | 56 | 2 |
56 | Kon Tum | 0 | 27 | 0 | 0 |
57 | Bắc Giang | 0 | 5.822 | 14 | 0 |
58 | Hải Dương | 0 | 167 | 1 | 0 |
59 | Hà Nam | 0 | 77 | 0 | 0 |
60 | Vĩnh Phúc | 0 | 233 | 3 | 0 |
61 | Ninh Bình | 0 | 79 | 0 | 0 |
62 | Hải Phòng | 0 | 27 | 0 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
24.913.888
Số mũi tiêm hôm qua
796.754
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt về phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM vừa có công văn gửi Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM đề nghị tăng cường hỗ trợ lực lượng nhân viên y tế tại các bệnh viện dã chiến và sử dụng tình nguyện viên.
Cấp cứu cho bệnh nhân COVID-19 nặng.
Tại công văn này, ông Sơn cho biết, nhằm nâng cao chất lượng đời sống và tinh thần của nhân viên y tế, ngày 4/9, Bộ phận thường trực đặc biệt về phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM đã kiểm tra và làm việc với một số bệnh viện dã chiến.
Bộ phận thường trực đánh giá cao tinh thần làm việc của các nhân viên y tế, đã khắc phục khó khăn trong hoàn cảnh thiếu thốn về mọi mặt. Các nhân viên y tế đã từng bước nắm bắt được chuyên môn, đảm bảo hướng dẫn điều trị và chăm sóc của Bộ Y tế.
“Tuy nhiên, Bộ phận thường trực đặc biệt thấy cũng còn một số điểm bất hợp lý, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của nhân viên y tế đang phục vụ tại các bệnh viện dã chiến trên địa bàn”, văn bản do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký nêu rõ.
Mỗi bác sĩ, điều dưỡng hằng ngày phải chăm sóc và quản lý từ 140 - 150 người bệnh
Về phân công nhân sự, theo thứ trưởng Bộ Y tế, mỗi bác sĩ, điều dưỡng hằng ngày phải chăm sóc và quản lý từ 140 - 150 người bệnh. Số lượng người bệnh quá lớn khiến chất lượng điều trị và chăm sóc bị giảm sút.
Mỗi tua làm việc của bác sĩ và điều dưỡng thường từ 8 - 10 tiếng/ngày trong điều kiện mặc trang phục bảo hộ liên tục có thể gây mất nước và điện giải.
Bác sĩ và điều dưỡng thường xuyên phải trực cấp cứu 12 tiếng/ngày nếu được điều động tăng cường. Bệnh viện dã chiến không bố trí được thời gian nghỉ ra trực cho nhân viên y tế. Sau khi kết thúc công việc chuyên môn, nhân viên y tế tiếp tục phải làm hồ sơ hành chính liên tục (có ngày lên đến 12 giờ).
Một số bệnh viện sau khi rút nhân lực không bù đủ nhân lực đã rút khiến tăng thêm áp lực cho các nhân viên còn lại. Áp lực công việc quá lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nhân viên y tế.
Nhân viên y tế bị ảnh hưởng tinh thần
Về chăm lo đời sống nhân viên y tế, hằng ngày nhân viên y tế được phát cơm hộp với suất ăn là 120.000 đồng/ngày. Khẩu vị không được điều chỉnh phù hợp với các nhân viên hỗ trợ đến từ khu vực miền Bắc khiến nhân viên khó ăn, không đảm bảo sức khỏe chống dịch.
Những trường hợp nhân viên y tế bị nhiễm COVID-19 trong quá trình công tác thì được điều chuyển lên khu người bệnh. Suất ăn của nhân viên y tế được chuyển sang tiêu chuẩn suất ăn của người bệnh là 80.000 đồng/ngày. Việc làm này khiến cho tinh thần nhân viên y tế không may nhiễm bệnh càng thêm suy sụp.
Lực lượng an ninh, quân sự thường xuyên kiểm tra nghiêm khắc với lực lượng y tế mỗi khi ra ngoài mua thêm đồ ăn, thức uống bổ sung (yêu cầu nhân viên y tế mở túi đồ để kiểm tra). Điều này ảnh hưởng đến đời tư mỗi cá nhân, tạo cảm giác không thoải mái, ảnh hưởng đến tinh thần nhân viên y tế.
Giải pháp khắc phục
Để đảm bảo sức chiến đấu của nhân viên y tế, nâng cao tinh thần phục vụ người bệnh và chất lượng điều trị, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM thực hiện một số biện pháp:
- Yêu cầu các đơn vị đã rút nhân viên ra khỏi bệnh viện dã chiến lập tức bổ sung nhân lực thay thế đầy đủ, đảm bảo quân số, tránh tạo áp lực công việc lên các nhân viên y tế còn lại.
- Đảm bảo thời gian nghỉ sau khi kết thúc ca trực cho các nhân viên y tế, không để nhân viên làm việc liên tục trong thời gian dài mà không có ngày nghỉ.
- Hạn chế sử dụng nhân viên y tế vào vị trí hành chính nhằm đảm bảo công tác chuyên môn. Trong tình hình thiếu nhân lực hành chính, đề nghị bổ sung lực lượng sinh viên, tình nguyện viên vào các vị trí hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính.
- Đề nghị đơn vị cung cấp thực phẩm điều chỉnh chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, có thêm lựa chọn phù hợp khẩu vị mỗi vùng miền.
- Các trường hợp nhân viên y tế không may mắc COVID-19 cần được đảm bảo chế độ ăn tối thiểu như thường ngày. Không áp dụng chế độ của người bệnh dành cho nhân viên y tế.
- Đề nghị lực lượng an ninh, quân sự chỉ kiểm soát việc ra vào trong điều trị đối với nhân viên y tế, tuyệt đối không gây ảnh hưởng đến đời tư mỗi cá nhân, gây áp lực lên đời sống tinh thần của nhân viên y tế.