Ảnh minh họa: Internet
Suy giảm thính giác
Khi đeo tai nghe, âm thanh sẽ được truyền trực tiếp vào tai. Theo khuyến cáo, cường độ âm thanh khi dùng tai nghe không được vượt quá 90db. Bất kỳ âm thanh nào vượt quá ngưỡng trên cũng gây hại cho khả năng nghe của tai. Ngoài ra, không nên dùng tai nghe liên tục quá 15 phút mà cần cho tai có thời gian nghỉ ngơi giữa những lần sử dụng.
Hiện nay đa số máy nghe nhạc có tai nghe đều có công suất cực đại đến 120db, đương nhiên sẽ gây hại. Bệnh nhân có thể sẽ không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải một thời gian sau mới nhận ra. Tiếng ồn hay âm nhạc quá lớn sẽ tổn thương trước tiên các tế bào thần kinh thính giác tần số cao, sau đó sẽ đến các tần số trung bình và thấp. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến sự nghe với tần số trung bình của tiếng nói bình thường.
Nhiễm trùng tai
Dùng chung tai nghe với người khác có thể là mối nguy hại cho sức khỏe của bạn vì chúng có thể làm lây nhiễm vi khuẩn. Qua đó, vi khuẩn, nấm… "ẩn" trong ống tai và gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, nút tai nghe thường bị ẩm, dễ sang chấn da cửa tai làm vi trùng, vi nấm phát triển, gây viêm ống tai ngoài. Nếu đeo tai nghe không vừa vặn sẽ khiến cho ống tai và cửa tai bị ê nhức, đau đầu…
Khi đeo tai nghe, âm thanh sẽ được truyền trực tiếp vào tai. Theo khuyến cáo, cường độ âm thanh khi dùng tai nghe không được vượt quá 90db. Bất kỳ âm thanh nào vượt quá ngưỡng trên cũng gây hại cho khả năng nghe của tai. Ngoài ra, không nên dùng tai nghe liên tục quá 15 phút mà cần cho tai có thời gian nghỉ ngơi giữa những lần sử dụng. Ảnh minh họa: Internet
Những cơn đau trong tai
Những người sử dụng tai nghe quá thường xuyên phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khi thấy xuất hiện những cơn đau dữ dội trong tai. Ngoài ra, bạn còn có thể nghe thấy những âm thanh khác lạ tựa như tiếng ù ù trong tai, hoặc có cảm giác tai bị tê cóng.
Rất nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng: việc lạm dụng tai nghe chính là nguyên nhân khiến tai bị đau dữ dội và tê buốt.
Gây mất tập trung
Khi lái xe mà đeo tai nghe sẽ rất dễ mất tập trung, dễ gây tai nạn. Đeo tai nghe lâu, thần kinh mệt mỏi làm cho tai không thể phân tích nhận biết lời nói và trở nên phản ứng chậm chạp, tiếp thu kém.
Khi lái xe mà đeo tai nghe sẽ rất dễ mất tập trung, dễ gây tai nạn. Đeo tai nghe lâu, thần kinh mệt mỏi làm cho tai không thể phân tích nhận biết lời nói và trở nên phản ứng chậm chạp, tiếp thu kém. Ảnh minh họa: Internet
Ảnh hưởng tiêu cực tới não
Tai nghe bao gồm cả loại nhét vào tai lẫn loại bao trùm tai sẽ sản xuất ra sóng điện tử được cho là có khả năng gây hại đến não bộ của con người. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có những bằng chứng khoa học hoặc kết quả nghiên cứu quy mô nào đủ sức chứng minh cụ thể về vấn đề này.
Nhưng những người thường sử dụng tai nghe mỗi ngày, dù dưới bất kỳ hình thức nào (nhét tai, trùm tai hay dạng bluetooth) đều có xu hướng mắc phải những rắc rối có liên quan đến não. Đeo tai nghe khi ngủ sẽ kích thích não bộ làm việc liên tục. Lúc thức dậy sẽ mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, mất tập trung, làm việc kém chất lượng, dễ gây tai nạn khi làm một nghề trên cao, điều khiển máy móc hay lái xe…
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, các vấn đề thính giác gặp phải có thể do điếc bẩm sinh, điếc do thuốc, điếc do bệnh viêm tai giữa và điếc do tiếng ồn. Trước đây, bệnh điếc vẫn thường ở người già là chính nhưng giờ người trẻ gặp phải cũng nhiều. Cách đây không lâu, một khảo sát của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho thấy trong số bệnh nhân bị điếc đột ngột có hơn 40% là thanh niên tuổi từ 16 - 30.
Nhưng những người thường sử dụng tai nghe mỗi ngày, dù dưới bất kỳ hình thức nào (nhét tai, trùm tai hay dạng bluetooth) đều có xu hướng mắc phải những rắc rối có liên quan đến não. Ảnh minh họa: Internet
Một trong những nguyên nhân từ thói quen đeo tai nghe trong thời gian dài của người trẻ, nghe với cường độ lớn làm kích thích thẳng vào ốc tai, tai trong dẫn đến viêm, giảm thính lực. Thậm chí, có những trường hợp có sở thích đeo tai nghe nghe nhạc đi ngủ rồi ngủ quên… Điều này không chỉ làm tổn thương tính giác mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Hiện tượng mọi người gặp phải sau khi tỉnh dậy bị đau đầu, mệt mỏi là biểu hiện của tai bị tổn thương.
"Khi cơ thể thấy có những biểu hiện ù tai nhiều, chóng mặt, nhức đầu, đau tai, hoa mắt, nghe âm thanh khác lạ trong tai chỉ mình nghe thấy là các biểu hiện chấn thương âm thanh cấp tính. Mọi người khi đó cần đến bác sĩ chuyên khoa khám để kịp thời xác định nguyên nhân và điều trị, việc để lâu sẽ ảnh hưởng đến thính lực", PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho hay.
TS Vật lý Nguyễn Văn Khải đã có những khuyến cáo, ngay cả các loại tai nghe bịt kín ống tai cũng có thể là sát thủ với thính lực của mỗi người. Do khi ống tai bịt kín không khí lưu thông trong tai bị tắt nghẽn rất dễ bị viêm nhiễm.
Bình thường cường độ âm thanh tai có thể tiếp nhận tối đa là 90 decibel (dB). Mức âm thanh này sẽ tương đương với mức trung bình ở volume của thiết bị nghe nhạc… Khi nghe âm thanh lớn hơn (90-100 dB) sẽ làm tổn thương ốc tai. Nghe ở mức độ âm thanh lớn đột ngột từ 120 dB - 140 dB có thể điếc ngay lập tức. Để tránh nguy cơ điếc đột ngột, khi sử dụng mọi người cần điều chỉnh âm lượng nghe headphone nhỏ hơn 2/3 mức cho phép, tức khoảng 60-70 dB.