Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, nguồn gốc của bệnh ung thư vẫn còn gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng: Mắc ung thư là do xui xẻo.
Giả thuyết này lần đầu tiên bắt nguồn từ một bài báo đăng trên tạp chí Science vào năm 2015. Nhóm nghiên cứu tin rằng 2/3 số trường hợp mắc bệnh ung thư có liên quan đến sự xui xẻo và không có mối liên hệ lớn nào với di truyền, môi trường, lối sống... Kết quả đã gây ra tranh cãi lớn tại thời gian đó.
Năm 2017, một nhóm nghiên cứu khác đã công bố một kết quả nghiên cứu mới. Họ phát hiện ra rằng 29% bệnh ung thư có liên quan đến yếu tố môi trường, 5% liên quan đến di truyền và 66% liên quan đến lỗi ngẫu nhiên trong quá trình sao chép gen.
Năm 2017, một nhóm nghiên cứu khác đã công bố một kết quả nghiên cứu mới. Họ phát hiện ra rằng 29% bệnh ung thư có liên quan đến yếu tố môi trường
Gần đây, một nghiên cứu đăng trên số phụ của tạp chí "Thiên nhiên" cho biết ung thư là một căn bệnh phức tạp và sự xuất hiện của nó liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như thói quen sinh hoạt cá nhân, ô nhiễm môi trường, mức độ vận động, chế độ ăn uống... Do đó, không thể quy kết hoàn toàn sự xuất hiện của bệnh ung thư là do sự xui xẻo.
Có thể nói, sự xuất hiện của ung thư là một quá trình ngẫu nhiên, chỉ khi hiểu biết về ung thư một cách toàn diện hơn thì chúng ta mới có thể ngăn chặn được nó.
Các nghiên cứu cũng đồng thời tìm ra điểm chung của nhóm người ít mắc bệnh ung thư. Họ là những người có các "đặc điểm" sau đây.
Những người ít có khả năng mắc bệnh ung thư có 5 "đặc điểm"
1. Chăm chỉ tập thể dục và duy trì cân nặng khỏe mạnh
Những người ít có nguy cơ ung thư đều có một thân hình săn chắc, khỏe mạnh nhờ chăm chỉ tập luyện.
Tập thể dục là một trong những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa ung thư, tập thể dục đều đặn có thể giúp đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể và duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh. Bạn phải biết rằng béo phì có liên quan chặt chẽ đến việc xuất hiện 13 loại ung thư, kiểm soát cân nặng thực chất là cách để bản thân "miễn dịch" ung thư hiệu quả.
Kiểm soát cân nặng thực chất là cách để bản thân "miễn dịch" ung thư
2. Ăn uống lành mạnh và ăn nhiều "thực phẩm chống viêm"
Người "miễn dịch với ung thư" thường chú ý ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, chất béo không bão hòa, chất đạm chất lượng cao... Có thể ăn nhiều thịt gia cầm, cá, các loại đậu và các sản phẩm từ sữa ít béo. Vì nguồn thực phẩm này rất lành mạnh, thúc đẩy hỗ trợ xây dựng cơ bắp, tránh tích lũy mỡ thừa ở nội tạng. Hơn nữa, chúng cũng có chứa chất chống oxy hóa để chống viêm, giảm thiểu nguy cơ bị lỗi ngẫu nhiên trong quá trình sao chép gen.
3. Tránh xa chất gây ung thư, bỏ hút thuốc và uống rượu
Hút thuốc và uống rượu là những yếu tố làm tăng rõ rệt nguy cơ mắc bệnh ung thư, bạn phải cố gắng tránh xa hai chất này hàng ngày.
Lấy thuốc lá làm ví dụ, khi đốt sẽ tạo ra hơn 60 chất gây ung thư cho cơ thể. Đó là lý do vì sao hút thuốc có thể gây ung thư phổi, ung thư gan và cả ung thư dạ dày...
4. Quan tâm đến sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ
Những người chịu khó đi khám sức khỏe định kỳ thì khả năng bị ung thư càng xa. Khi bạn khám bệnh đều đặn thì khả năng tìm thấy những tổn thương của tế bào hay dấu hiệu bất thường của cơ thể càng cao. Đặc biệt là tìm thấy tổn thương tiền ung thư, có thể giảm thiểu nguy cơ chuyển hóa thành ung thư.
Khám sức khỏe định kỳ, tìm thấy tổn thương tiền ung thư, có thể giảm thiểu nguy cơ chuyển hóa thành ung thư
5. Có giấc ngủ tốt
Những người không bao giờ thức khuya thì khả năng miễn dịch với ung thư càng cao. Ngược lại, ngủ ít thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn do làm giảm khả năng miễn dịch. Bởi khi thiếu ngủ cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ melatonin - thứ có tác dụng làm chậm quá trình sản xuất estrogen ở phụ nữ và ngăn chặn ung thư vú.
Ung thư là "bậc thầy giấu mặt". Ung thư giai đoạn đầu không đau, không ngứa, không gây khó chịu. Nhiều bệnh nhân phát hiện mình mắc bệnh ung thư khi có các triệu chứng rõ ràng nhưng lúc này thường ung thư đã chuyển sang giai đoạn giữa và giai đoạn cuối. Muốn phát hiện ung thư kịp thời, cách tốt nhất là tầm soát bệnh ung thư, chẳng hạn như đi siêu âm tuyến giáp, nội soi tiêu hoá, chụp CT phổi... định kỳ.