Tóc bạc là vấn đề nan giải của rất nhiều người hiện nay, mà vốn trước đây chúng ta chỉ thường gặp ở người cao tuổi do chức năng của cơ thể bị suy giảm nên tóc bạc dần và rụng đi, đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên hết sức bình thường. Nhưng bây giờ ngày càng có nhiều người trẻ tuổi cũng bị tóc bạc.
Ngoài lý do di truyền, một số thanh thiếu niên có mái tóc bạc trắng, một phần liên quan đến tinh thần con người: những người thường xuyên bận rộn với công việc, lo buồn về tình cảm, thiếu ngủ dẫn đến tinh thần căng thẳng cao độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết melanin ở nang tóc và khiến tóc bạc xuất hiện; phần khác có thể liên quan đến một số bệnh như chức năng tuyến giáp bất thường, bệnh thiếu máu ác tính, bệnh tim mạch…
Trong y học phương Đông, tóc không chỉ để "trang trí", nó có ý nghĩa rất lớn trong việc phản ánh sức khỏe của con người. Việc mọc tóc bạc ở các vị trí khác nhau cũng chỉ ra những vấn đề khác nhau trong cơ thể.
1. Tóc bạc ở thái dương
Tóc bạc ở thái dương cho thấy cơ thể dễ bị kích thích tương đối mạnh nên mới dẫn đến tình trạng tóc dài màu trắng xuất hiện ở vị trí này có lẫn một chút tóc vàng. Tóc mỏng và mềm tập trung ở 2 bên thái dương hoặc trên mang tai.
Trong y học cổ truyền phương Đông, khi gan có vấn đề sẽ không thể dự trữ máu, do đó, máu không được bơm lên đủ để nuôi dưỡng tóc khiến tóc bị tổn thương, dễ bị "héo" và rụng. Nếu điều này đi kèm với chứng đỏ mắt, hay cáu gắt, nhức đầu thì nên chú ý đặc biệt, bạn cần thường xuyên tiêu thụ thức ăn giàu vitamin C, hoặc uống một ít trà hạ hỏa cho gan để giải tỏa tình trạng nóng trong.
2. Tóc bạc sau đầu
Sau đầu một số người có tóc bạc, nguyên nhân chủ yếu là do thận khí trong người bị thiếu, tóc của những người này mềm nhũn, rụng xuống không có mùi hôi đặc biệt, bề mặt có tóc khô ráo (da đầu chỗ mọc tóc bạc).
Bệnh nhân bị suy nhược nặng ngoài biểu hiện tóc bạc sau đầu thường kèm theo chứng tiểu nhiều lần, đái dầm hoặc tiểu không tự chủ, tất cả đều liên quan đến thận.
Theo y học phương Đông, thận tích trữ tinh khí và truyền đi để nuôi dưỡng tóc, tinh khí không đủ thì tóc đen không mọc, dễ gây ra tình trạng tóc bạc sau đầu. Khi gặp tình trạng này, bạn cần bồi bổ thận khí kịp thời, có thể ăn chút gì đó như tôm, các loại hạt, sò điệp, quả sói rừng, đậu đen, hạt mè đen và thực phẩm bổ thận khí khác.
3. Tóc bạc ở trán
Có một số người để ý thấy tóc bạc trên trán, nguyên nhân chủ yếu là do tỳ vị và dạ dày trong cơ thể không hòa hợp, và trán chính là vùng phản chiếu tương ứng của chúng. Đi kèm với biểu hiện tóc bạc ở trán, bạn có thể sẽ cảm thấy thường xuyên đầy bụng, ợ hơi, đắng miệng, khô miệng và phân dính.
Khi cơ thể xảy ra những tình trạng này, bạn phải cảnh giác tỳ vị và dạ dày, chú ý giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là chế độ ăn uống, nên ăn 3 bữa/ngày hợp lý, ăn nhạt, có thể ăn ít khoai mỡ để giúp tăng cường sức khỏe lá lách và dạ dày.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy