Thực phẩm chế biến sẵn
Theo các chuyên gia, tốt nhất là nên giữ trẻ tránh xa những thực phẩm chế biến sẵn, bao gồm cả đồ ăn nhanh và nước ngọt có ga. Chúng có chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa rất cao có thể gây hại cho não bộ và tim mạch, cùng với hàm lượng cao đường và các thành phần nhân tạo khác.
Nếu trẻ thường xuyên dùng chúng, các thực phẩm chế biến sẵn sẽ thay thế thực phẩm cung cấp dinh dưỡng có lợi cho não bộ cũng như sức khỏe nói chung. Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn còn có thể gây béo phì và thúc đẩy sự hình thành các phản ứng viêm có hại cho não bộ.
Nước trái cây đóng chai
Thành phần chủ yếu của hầu hết nước trái cây đóng chai là đường và hương vị trái cây. Lượng đường dư thừa có trong loại nước uống này có thể gây hại cho trí não của trẻ.
Ngay cả khi cha mẹ cho con uống 100% nước ép trái cây (tự ép), cơ thể bé sẽ nhận được toàn bộ đường mà không có bất kỳ chất xơ dinh dưỡng nào. Lúc này, nước ép trái cây sẽ trở thành lượng đường dư thừa đi vào cơ thể. Do đó, hãy cho trẻ ăn hoa quả tươi thay vì uống quá nhiều nước ép, giúp bé nhận được tất cả chất dinh dưỡng có trong trái cây.
Mì gói
Thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn như mì ăn liền có chứa bột ngọt (monosodium glutamate) - được sử dụng để tăng hương vị. Tuy nhiên, điều này rất có hại cho sự phát triển não bộ của trẻ. Nó có thể gây ra chứng tăng động, đau đầu và thay đổi tâm trạng ở trẻ; đồng thời có thể làm thay đổi hành vi dẫn đến cáu kỉnh. Vì vậy, tốt nhất nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh và sản phẩm đóng gói như mì tôm, khoai tây chiên...
Thực phẩm nhiều caffeine
Trẻ em có não nhỏ hơn người lớn, nhạy cảm hơn với tác động của caffeine. Nhiều loại nước ngọt cũng chứa caffeine. Do đó, phụ huynh cũng cần phải cẩn trọng về lượng caffeine mà trẻ tiêu thụ. Caffeine dư thừa có thể dẫn đến mất ngủ, tăng động và căng thẳng. Nó cũng có thể gây đau đầu, đau bụng, bồn chồn.
Đồ uống có gas
Đồ uống có gas như soda, nước tăng lực và các loại tương tự có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường loại 2 ở trẻ. Uống nhiều đồ uống có đường cũng ảnh hưởng đến trí não và trí nhớ của trẻ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khi về già. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều đường fructose có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin trong não bé, làm giảm chức năng não, trí nhớ và khả năng học tập.
Thực phẩm chiên, hun khói
Chất béo trong cá và thịt có thể dễ dàng chuyển đổi thành lipid peroxide sau khi chiên nóng trên 200 độ hoặc sau khi tiếp xúc với lửa nóng trong thời gian dài. Chất này có thể gây lão hóa sớm cho não và trực tiếp ngăn ngừa sự phát triển của não bộ.
Thực phẩm chứa nhiều mì chính
Thực phẩm chứa mì chính sẽ gây ra tình trạng thiếu kẽm nghiêm trọng ở trẻ dưới một tuổi và kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng nhất trong sự phát triển não bộ. Trẻ nếu ăn mì chính quá nhiều có thể gây hoại tử tế bào não. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, lượng tiêu thụ mì chính của người lớn không nên nhiều hơn 4 gram/ngày/người, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 1 tuổi tuyệt đối không nên ăn mì chính.
Chế phẩm từ thịt
Nhiều gia đình nghĩ rằng, muốn con khỏe mạnh cần phải ăn rất nhiều thịt. Tuy nhiên, theo phân tích khoa học, môi trường cơ thể chứa các chất có tính kiềm nhẹ sẽ có sự an toàn cao hơn nhiều so với axit. Trong khi đó, thịt là món ăn có tính axit cao, nếu ăn nhiều và tích lũy qua thời gian một lượng axit lớn sẽ làm cho não hoạt động chậm lại.
Các thí nghiệm khoa học đã chứng minh rằng, chế độ ăn uống của trẻ nếu có lượng thịt cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Có thể thấy, chất lượng các loại thực phẩm mà trẻ ăn hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cơ thể và bộ não. Việc tiêu thụ thực phẩm nên được xem xét kỹ và cân nhắc trước để giữ cho bé một cơ thể khỏe mạnh và trí não thông minh.