Những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ ở nhà mà bố mẹ thường bỏ qua

Các chuyên gia cảnh báo có rất nhiều tình huống nguy hiểm xảy ra đối với trẻ khi ở nhà mà bố mẹ thường không để ý đến.

TS.BS. Lê Ngọc Duy, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu và Chống độc Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo: Tai nạn do té ngã là những tai nạn sinh hoạt thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi các em không có sự giám sát trông chừng của người lớn.

Những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ ở nhà mà bố mẹ thường bỏ qua - 1

Bé gái bị rơi từ tầng 12 của chung cư ở Hà Nội đang điều trị tại bệnh viện. 

Trẻ ngã do sự bất cẩn của người lớn không trông coi trẻ đúng cách khiến trẻ ngã từ xe đẩy, trên võng, trên giường hoặc trên cao xuống, do tuột khỏi tay người lớn.

Trẻ trèo hoặc đứng trên ghế hoặc đồ vật kê không vững.

Trẻ trượt té khi đi hoặc chạy chơi ở những nơi ẩm ướt, trơn trượt như nhà tắm, sàn nước, sàn nhà mới lau hoặc bị đổ nước, sân chơi.

Trẻ chạy nhảy, nô đùa, xô đẩy nhau ngã, thường gặp ở nhà, ở trường học, trên đường đi học, đi chơi.

Trẻ trèo cây, trèo tường, trèo cột điện, cầu thang, ban công…

Trẻ bị điện giật do cha mẹ không bịt ổ điện, trẻ bị bỏng do cha mẹ bất cẩn với bình nước nóng.

Trẻ uống, ăn nhầm hóa chất, ăn nhầm bột thông cống. Trẻ còn uống nhầm xăng, axêtôn, dầu hỏa, dầu luyn, dung dịch cọ rửa….

Gần đây nhất, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bé gái may mắn thoát chết sau cú ngã từ tầng 13, hiện tỉnh, bị trật khớp háng phải, chưa phát hiện tổn thương thực thể ở bụng và lồng ngực.

Bệnh nhi là bé Nguyễn Phương H., sinh năm 2018, địa chỉ quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trẻ được đưa đến Trung tâm Cấp cứu & Chống độc Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương vào 17h ngày 28/2.

Kết quả chụp X-quang cho thấy trẻ bị trật khớp háng phải. Các bác sĩ khoa Chỉnh hình Nhi đã nắn chỉnh và đặt máng bột cố định tạm thời.

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã rửa thực quản, dạ dày cho bệnh nhi N.V.D. 1 tuổi ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) do ngộ độc vì ăn nhầm bột thông bồn cầu. May mắn, bệnh nhi chỉ bị tổn thương nhẹ ở thực quản và không nguy hại đến tính mạng vì được cấp cứu kịp thời và lượng bột thông bồn cầu ít.

Trước đó, theo hồ sơ bệnh án, sau khi ngã từ ban công xuống đất (độ cao khoảng 5m), cháu T.(Thái Nguyên) bị hôn mê. Gia đình đưa cháu T. đến cấp cứu tại Bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán máu tụ ngoài màng cứng, phẫu thuật vùng trán lấy máu tụ và dẫn lưu.

Muốn phòng tránh tai nạn xảy ra với trẻ, nhất định phải lưu ý những điều sau:

Phải luôn có người chăm sóc bên cạnh trẻ nhỏ khi trẻ ăn, ngủ, chơi. Không cho trẻ biết lật, bò, đi, nằm trên võng, giường lúc không có người lớn bên cạnh.

Có rào hoặc thanh bảo vệ ở nhưng nơi như cầu thang, cửa sổ, ban công với độ cao tối thiểu 75cm …

Đảm bảo cầu thang, bậc thềm đủ ánh sáng, dễ đi.

Dậy trẻ không xô đẩy, leo trèo .

Không cho trẻ đứng trên ghế, vật dụng không vững.

Không để sàn nhà ẩm ướt, trơn trượt.

Không để đồ vật ngoài tầm với của trẻ.

Không để trẻ dưới 10 tuổi trông trẻ dưới 3 tuổi.

Riêng nhà cao tầng, TS. Lê Ngọc Duy cảnh báo các cha mẹ phải làm ngay những điều sau:

Xây dựng (an can) phải đạt tiêu chuẩn an toàn xây dựng.

Rà soát các Ban công cửa sổ, nhà có trẻ nhỏ nên gia cố thêm chấn song, lưới hoặc dây kim loại..

Không nên để bàn, ghế, chậu... gần ngay lan can, ban công vì trẻ dễ trèo lên và bò ra ngoài.

Không nên để trẻ nhỏ ở nhà 1 mình…