Những nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ trông có vẻ béo lên bao gồm thiếu ngủ, phù nề, tích nước, dị ứng thời tiết, phản ứng với một vài thực phẩm, quá căng thẳng, tập thể dục quá sức… Điều này khiến cho mặt và cơ thể của bạn bị sưng lên, căng da hoặc chùng nhão dẫn tới tăng kích thước. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp này sẽ không kéo dài và có thể tự biến mất hoặc cải thiện sau khi cải thiện sinh hoạt.
Ảnh minh họa
Cũng có nhiều khi, chị em phụ nữ bị ám ảnh với việc tăng cân hoặc quá hồi hộp trước sự kiện quan trọng. Điều này khiến bạn luôn có cảm giác mình béo lên khi đứng trước gương dù sự thật không phải vậy.
Nếu muốn biết mình có thật sự béo lên hay không, chỉ cần đánh giá một cách khách quan 3 điểm sau trên cơ thể:
1. Đùi trong
Thông thường, một người bị béo lên thì sẽ béo toàn thân chứ không chỉ ở một bộ phận nhất định trên cơ thể. Cũng có không ít người có cơ địa rất dễ bị béo ở đùi hoặc bắp chân. Có thể là do đặc thù công việc, một số bệnh hoặc thậm chí là do di truyền. Sự lão hóa theo tuổi tác ở phụ nữ cũng dễ làm phần đùi và hông dễ tích tụ mỡ thừa.
Tuy nhiên, nếu như bạn không nằm trong các trường hợp trên mà nhận thấy phần đùi trong của mình béo lên nhiều thì tức là bạn thật sự tăng cân rồi đấy!
Lúc này, đùi trong có xu hướng chạy xệ hơn, kém đàn hồi. Khi ngồi hay đi lại thường dễ bị cọ xát vào nhau hơn, nhất là khi chạy nhanh hoặc vận động mạnh. Khi ngồi hay nằm xuống, phần mỡ thừa ở đùi trong cũng rất dễ bị di chuyển và dồn xuống bên dưới.
Những người béo lên mà béo đến đùi trong cũng thường gặp tình trạng không thẳng được chân hoàn toàn khi đứng. Tức là phần mỡ đùi nhiều dẫn tới không thể áp sát hai chân lại với nhau, nhất là phần đầu gối. Dẫn tới có xu thế hình thành dáng chân vòng kiềng hoặc chân chữ V bắt đầu xòe ra nhiều từ đầu gối trở đi.
2. Bắp tay
Với phụ nữ, tình trạng của bắp tay có thể cho biết rằng bạn có đang tăng cân hay không. Bởi vì bắp tay ít tích mỡ, nó được xem là một trong những bộ phận tăng kích thước chậm nhất khi bạn bị tăng cân. Thường bắp tay sẽ chỉ béo lên khi bạn tăng cân nhiều, toàn bộ cơ thể đều đã béo lên. Đặc biệt là phần bên dưới cánh tay, sát với nách.
Ảnh minh họa
Nếu như bạn nhận thấy phần này có xu hướng "nhiều thịt" hơn, chùng nhão và khi chạm vào thấy mềm, tạo nếp khi mặc đồ sát nách, hai dây thì tức là bạn béo lên. Còn nếu bắp tay có cảm giác hơi chật khi mặc đồ có tay, chạm vào thấy cứng hoặc đàn hồi rõ rệt thì có thể chỉ là do cơ thể bị tích nước, phù nề. Trong một số trường hợp, bắp tay cũng dễ bị sưng lên, dù đau hay không đau sau khi luyện tập thể thao do căng cơ.
3. Bụng trên
Béo bụng hẳn là một trong những nỗi sợ hàng đầu của chị em phụ nữ. Chúng ta đều hiểu rằng cách dễ dàng nhất để đánh giá một người có béo hay không là nhìn vào bụng của họ. Tuy nhiên, để xem xét bạn có bị béo lên thật sự hay không thì nên nhìn vào vùng bụng trên, quanh rốn và trên rốn hơn là vùng bụng dưới.
Bởi vì, có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới việc chị em phụ nữ có vùng bụng dưới khá to nhưng không phải do tăng cân. Ví dụ như sau sinh nở, ngồi quá nhiều, đầy hơi do ăn uống, bụng căng cứng do khó tiêu hoặc ảnh hưởng từ kỳ kinh nguyệt, bệnh đường tiêu hóa hoặc khối u. Chưa kể một số người còn có cơ địa dễ tích mỡ ở bụng dưới, dù toàn thân gầy guộc nhưng phần này vẫn to và xấu xí.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận ra vùng bụng trên sát với rốn của mình có dấu hiệu tích tụ mỡ thừa, to lên thì chính xác là bạn đang béo lên. Ngoài việc đứng thẳng và dùng thước đo thì bạn cũng có thể tự kiểm tra trực quan khi ngồi.
Cụ thể, hãy ngồi trên ghế một cách thẳng lưng và nhìn xuống bụng của mình. Nếu mỡ thừa tạo thành một vòng tròn bao quanh eo, tập trung ở phần rốn thì tức là bạn đang béo lên. Còn nếu lớp mỡ này dày đến mức tạo thành từ hai vòng, hay còn gọi là ngấn bụng trở lên thì bạn đang thừa cân rõ rệt. Hãy nhanh chóng lên kế hoạch giảm cân lành mạnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập mỗi ngày nhé!
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Top Beauty, Goody25