Ra máu vùng kín sau 7 năm mãn kinh, người phụ nữ ở Thanh Hoá mắc một căn bệnh nguy hiểm nhưng rất dễ...

Vài tháng gần đây, chị T bị đau và ra máu mỗi khi làm “chuyện ấy” nhưng vẫn cố chịu đựng, đến khi tình trạng ngày càng nặng mới đi khám và phát hiện mắc bệnh ung thư.

Chị N.T.T (46 tuổi, ở Bắc Ninh) từ trước đến nay sức khỏe hoàn toàn bình thường, vì thế chị chủ quan không đi khám định kỳ. 4 tháng trở lại đây, mỗi lần gần gũi chồng chị có cảm giác bị đau vùng kín, kèm theo hiện tượng ra máu.

Nghĩ rằng mình đang đến tuổi tiền mãn kinh, vấn đề gặp phải là bình thường nên chị T chủ quan không đi khám. Khi tình trạng đau và ra máu ngày càng gia tăng, chị T mới đi khám phụ khoa ở gần nhà. Kết quả xét nghiệm cho thấy, có dương tính với virus HPV type 16 và 18, nhưng không được theo dõi và điều trị chặt chẽ.

Nhận thấy tình trạng không thuyên giảm, chị T xuống Hà Nội thực hiện thăm khám và được các bác sĩ chỉ định nội soi tử cung. Qua đó phát hiện, có tổ chức sùi loét dễ chảy máu, tổ chức sùi chiếm toàn bộ cổ tử cung. Với kết quả này, các bác sĩ đã cho làm sinh thiết cổ tử cung để đánh giá tổn thương và thực hiện xét nghiệm mô bệnh học. Qua kết quả xét nghiệm, chị T được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô vảy sừng hóa cổ tử cung.

Suốt 4 tháng bị ra máu mỗi khi quan hệ nhưng chủ quan, người phụ nữ bị ung thư giai đoạn muộn. Ảnh minh họa.

Suốt 4 tháng bị ra máu mỗi khi quan hệ nhưng chủ quan, người phụ nữ bị ung thư giai đoạn muộn. Ảnh minh họa.

Bác sĩ Nguyễn Thị Phượng - Chuyên khoa Sản điều trị cho chị T đánh giá, nữ bệnh nhân này phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn khá muộn, các tế bào ung thư đã lan từ cổ tử cung đến 2/3 phía trên của âm đạo. Đó cũng là nguyên nhân gây đau và chảy máu mỗi khi gần gũi chồng. Bệnh nhân sau đó được tư vấn đều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Bác sĩ Phượng cho biết, hiện rất nhiều người chủ quan không đi khám định kỳ, không đi khám khi có dấu hiệu cảnh báo, khiến cho bệnh tiến triển nhanh, khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn.

Theo bác sĩ Phượng, quan hệ ra máu bất thường là dấu hiệu điển hình khi cổ tử cung bị tổn thương do ung thư. Ngoài ra, tình trạng chảy máu sau khi mãn kinh, kinh nguyệt kéo dài, hoặc ra nhiều máu hơn bình thường, ra nhiều khí hư, có mùi khó chịu cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh không thể bỏ qua. Khi thấy các dấu hiệu này cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Phượng khuyến cáo, ung thư cổ tử cung là ung thư phụ khoa rất phổ biến. Để ngăn ngừa bệnh lý này hiệu quả, cần thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần, tiêm phòng vắc-xin HPV và tầm soát ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, xét nghiệm HPV là một trong những công cụ "đầu tay" được chỉ định để tầm soát ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, muốn phòng ngừa ung thư cổ tử cung, chị em cần giữ thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn, xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học.

Điều quan trọng nhất để tránh được ung thư vẫn là thái độ cẩn trọng, quan tâm đúng mực đến sức khỏe phụ khoa và thay đổi tâm lý e ngại khám, tầm soát định kỳ của chị em phụ nữ”, bác sĩ Phượng khuyên.