Rửa rau bằng muối và muối nở đều có thể độc hơn, nhưng hành động then chốt này có thể rửa sạch trứng, thuốc trừ sâu

Ai cũng biết rau củ quả trước khi ăn phải rửa sạch nhưng liệu bạn đã biết cách rửa như thế nào là đúng chưa? Ngoài việc rửa sạch, những phương pháp nào khác có thể được sử dụng để loại bỏ thuốc trừ sâu còn sót lại? Những phương pháp làm sạch nào là sai?

Trong thời gian dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, chúng ta luôn nghe thấy khuyến cáo hãy ăn nhiều trái cây, rau xanh và có một chế độ ăn uống cân bằng để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Tuy nhiên, trong chúng ta đều có một nỗi lo lắng rằng rau quả mình mua về có tồn dư lượng bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu hay không? Chính vì tâm lý này, đã có rất nhiều các mẹo truyền miệng về cách ngâm rửa rau quả để loại bỏ thuốc trừ sâu độc hại. Từ ngâm nước muối, ngâm muối nở, hay là cẩn thận hơn có người ngâm từ qua đêm hoặc ngâm tới hàng giờ với tâm lý “cho chắc ăn” bởi họ cho rằng ngâm càng kỹ thì càng sạch.

Rửa rau bằng muối và muối nở đều có thể độc hơn, nhưng hành động then chốt này có thể rửa sạch trứng, thuốc trừ sâu - Ảnh 1.

Ngâm nước muối, thêm baking soda, hay dùng giấm cái nào sạch hơn?

Trên thực tế, các phương pháp trên không có phương pháp nào là toàn vẹn tuyệt đối, thậm chí còn phản tác dụng bởi nguyên nhân như sau:

Rửa rau bằng baking soda, giấm:

Thuốc trừ sâu được chia thành axit và kiềm, nếu bạn thêm baking soda trong trường hợp rau củ quả chứa thuốc trừ sâu có tính kiềm, nó sẽ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, và trong trường hợp bạn dùng giấm, nếu rau củ quả chứa thuốc trừ sâu có tính axit sẽ càng khó làm sạch hơn.

Rửa rau bằng muối:

Tương tự, đối với việc ngâm và rửa rau bằng muối, mặc dù phương pháp này có thể làm cho trứng và sâu dễ rơi ra nhưng sẽ làm giảm khả năng làm sạch của nước, đặc biệt khi sử dụng nồng độ muối quá cao sẽ tạo thành áp suất thẩm thấu, tạo điều kiện cho thuốc trừ sâu dễ dàng thẩm thấu ngược lại vào bên trong rau quả sẽ gây phản tác dụng.

Vậy thì, đâu mới là phương pháp “chuẩn không cần chỉnh” giúp chúng ta an tâm tận dụng nguồn chất xơ và vitamin siêu bổ dưỡng từ rau quả tươi ngon mỗi ngày mà không còn lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm?

Rửa rau bằng muối và muối nở đều có thể độc hơn, nhưng hành động then chốt này có thể rửa sạch trứng, thuốc trừ sâu - Ảnh 2.

Phương pháp được các chuyên gia đưa ra thực ra rất đơn giản

Theo trang ETtoday, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan khuyến cáo người dân cách đơn giản nhất để giảm dư lượng thuốc trừ sâu là rửa bằng nước sạch. Khi làm sạch mọi người có thể ngâm rau trong vài phút, sau khi thuốc trừ sâu hòa tan trong nước, rửa lại bằng vòi nước đang chảy, để nước rửa sạch thuốc trừ sâu còn sót lại trong rau và trái cây, và sau đó cắt thành từng miếng.

Lưu ý: Rửa trước và sau đó cắt có thể tránh nhiễm thuốc trừ sâu vào dao, ngăn thuốc trừ sâu trên dao nhiễm vào các bộ phận sạch khác và giảm nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu trên bề mặt rau.

Đối với những người quen mua sản phẩm hữu cơ cũng nên áp dụng phương pháp tương tự, không nên nghĩ rằng rau quả hữu cơ không có nghĩa là hoàn toàn không sử dụng thuốc, không có nghĩa là hoàn toàn vô hại đối với cơ thể nên vẫn phải rửa sạch sẽ trước khi ăn.

Một số người tin tưởng chất lượng nông sản hữu cơ nên chỉ rửa sạch rồi ăn sống, thế nhưng vườn rau được trồng theo phương pháp hữu cơ nhưng nếu sử dụng hóa chất ở các vườn rau liền kề thì rất khó kiểm soát và dễ bị ô nhiễm bởi các yếu tố như không khí, nguồn nước.

Ngoài ra, cần chú ý đối với hoa quả nhập khẩu, do thời gian giao hàng lâu và thời gian bảo quản hoa quả tương đối lâu nên dễ dàng bôi thuốc trừ nấm để tránh hư hỏng, cần rửa sạch trước khi ăn.

Vì vậy, rau củ quả dù là nguồn gốc nào cũng nên rửa thật sạch trước khi ăn, chọn những loại đúng theo mùa, nấu chín trước khi ăn, làm như vậy sẽ có nguy cơ ăn phải dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được giảm đáng kể.

Rửa rau bằng muối và muối nở đều có thể độc hơn, nhưng hành động then chốt này có thể rửa sạch trứng, thuốc trừ sâu - Ảnh 3.

Chú ý! Những loại trái cây và rau quả này rất dễ bị tồn dư thuốc trừ sâu:

+ Các loại rau ăn lá: như cải thảo, mồng tơi, cải bẹ xanh, rau muống, súp lơ… Các loại rau này có thời gian sinh trưởng ngắn, sâu bệnh hại nặng, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Lớp ngoài của bắp cải cũng là nơi chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất, các loại rau ăn lá ngoài cùng cần được gọt sạch vỏ trước khi rửa.

+ Các loại rau quả có bề mặt không bằng phẳng: như mướp đắng, ổi, khế… cũng sẽ có nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Chúng ta có thể sử dụng chiếc bàn chải đánh răng để chà bề mặt các loại rau quả trái cây trên.

+ Rau củ trái mùa: bởi rau trái vụ sẽ có nhiều sâu bệnh, không dễ trồng nên phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thúc chín… để xử lý sâu bệnh và cho trái sai trĩu cành.

+ Rau củ có giá trị kinh tế cao, màu sắc bắt mắt: Do ​​giá thị trường tốt nên để tránh tình trạng trái bị sâu bọ cắn phá hình dáng bên ngoài, bán không được giá nên thường được sử dụng hóa chất để rau củ quả to và đẹp, đặc biệt những loại nông sản như anh đào và chè thường được kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu cao.

Rửa rau bằng muối và muối nở đều có thể độc hơn, nhưng hành động then chốt này có thể rửa sạch trứng, thuốc trừ sâu - Ảnh 4.

Nguồn: ETtoday, Pinterest

https://ahadep.com/rua-rau-bang-muoi-va-muoi-no-deu-co-the-doc-hon-nhung-hanh-dong-then-chot-nay-co-the-rua-sach-trung-thuoc-tru-sau-2022021509531509.chn