Đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm. Sinh con là sinh con, không hề có công dụng giúp giảm đau bụng kinh ở phụ nữ. Tuy nhiên, có những người sau khi sinh con xong khi đến kinh nguyệt không còn đau như thời con gái nữa. Nguyên nhân tại sao?
Như thế nào là đau bụng kinh?
Đau bụng kinh không chỉ là những cơn đau vùng hạ vị ở trước hay sau ngày hành kinh, mà nó còn bao gồm đau thắt lưng, đầy hơi hoặc các biểu hiện khó chịu khác với mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đau bụng kinh được chia làm 2 loại: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
- Đau bụng kinh nguyên phát còn được gọi là thống kinh, là đau bụng kinh không gây tổn thương gì đến các cơ quan vùng chậu. Nói một cách đơn giản, đây không phải một loại bệnh, chỉ là mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ khó chịu và có cảm giác đau, thậm chí có những cơn đau quằn quại.
- Đau bụng kinh thứ phát thường do mắc phải các bệnh lý phụ khoa nào đó, ví dụ như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm dính tử cung…
Đau bụng kinh được chia theo thang số 10
Cấp 0: không có cảm giác đau
Cấp 1-3: thường là những cơn đau nhẹ như bị muỗi cắn hoặc tiêm thuốc tê. Loại đau này có thể chịu được hoặc thậm chí nhiều lúc không có cảm giác gì.
Cấp 4-6: đau trung tính ví dụ như đau răng, viêm dạ dày hoặc bong gân. Đau ở mức độ này khá khó chịu, có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Cấp 7-9: những cơn đau mang tính nghiêm trọng như đau bụng kinh, sinh con tự nhiên, đau nửa đầu. Những cơn đau này cực kỳ đau đớn và không thể chịu đựng được về cả thể xác lẫn tinh thần.
Cấp độ 10: đau giống như khi bị khó sinh, đã đạt đến giới hạn chịu đựng của con người càng không cần phải nói.
Tại sao có người sau khi sinh con xong không còn đau bụng kinh, nhưng có người vẫn đau như thời con gái?
1. Những người vẫn đau bụng kinh
Một số cơn đau bụng kinh là do lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung là sự xuất hiện hiện tượng các mô trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lan ra ống dẫn trứng.
Những mô phát triển không đúng này vẫn hoạt động như các mô tử cung bình thường, điều này có nghĩa là chúng sẽ bị bong ra và chảy máu khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, do chúng phát triển bên ngoài tử cung nên máu sẽ không thể chảy ra ngoài cơ thể mà bị tích lại, gây chảy máu bên trong và nhiễm trùng.
Do vậy, những bạn nữ bị lạc nội mạc tử cung sẽ cảm thấy đau khi đến kỳ kinh nguyệt. Thậm chí, khi các mô lạc nội mạc bao quanh bị kích thích và gây đau đớn, hình thành mô sẹo và các túi chứa chất dịch còn gây nên vô sinh.
Nếu không có kinh nguyệt thì người bị lạc nội mạc tử cung sẽ không bị đau bụng kinh. Do vậy, sau khi hết thời gian mang thai thì những bạn nữ bị bệnh này vẫn sẽ bị đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt.
2. Một số người sau khi mang thai đã không còn đau bụng kinh
Một số trường hợp đau bụng kinh là do trong kỳ kinh nguyệt máu không được bài trừ một cách trơn tru ra khỏi cơ thể, chỉ cần máu được đào thải bình thường thì đau bụng kinh tự nhiên sẽ mất.
Một nhóm khác do bị co thắt tử cung hoặc bẩm sinh tử cung ở vị trí bất thường gây tụ máu kinh nguyệt dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh. Trường hợp này chỉ cần sinh con bằng phương pháp tự nhiên, thai nhi sẽ giúp mẹ mở rộng ống tử cung trong khi sinh. Đồng thời, sinh con cũng giúp cải thiện vị trí bất thường của tử cung. Do đó, một số người sau khi sinh con sẽ không còn bị những cơn đau bụng kinh làm phiền.
Khi đau bụng kinh cần làm gì?
1. Giảm đau
Không cần biết nguyên nhân gì dẫn đến đau bụng kinh, nếu quá đau thì nên dùng thuốc giảm đau. Ngoài ra cần chú ý một số việc trong kỳ kinh nguyệt tuyệt đối không được làm để tránh hậu quả không mong muốn.
2. Điều trị bệnh
Một số cơn đau do những căn bệnh phụ khoa ví dụ như lạc nội mạc tử cung, chỉ cần điều trị dứt điểm những căn bệnh này thì đau bụng kinh cũng sẽ theo đó mà biến mất.
Nguồn: Sohu