Số ca mắc COVID-19 tăng cao, nếu bạn là F0, F1 cần chuẩn bị những gì?

Khi mình là F1 hoặc F0 thì cần dự phòng 1 số thuốc và trang bị vật tư để đảm bảo cách ly và tự điều trị.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 03:49 01/01/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm nay
TỔNG +16.476 1.725.518 32.359 226
1 Hà Nội +1.914 46.040 161 7
2 TP.HCM +557 503.244 19.740 34
3 Vĩnh Long +1.080 32.116 360 15
4 Cà Mau +1.063 37.434 168 5
5 Bình Phước +1.003 22.067 59 8
6 Khánh Hòa +799 33.005 185 10
7 Tây Ninh +776 74.872 638 5
8 Bình Định +655 15.980 54 1
9 Trà Vinh +571 21.274 124 3
10 Đồng Tháp +570 44.127 610 14
11 Bạc Liêu +541 29.845 249 7
12 Hải Phòng +520 8.794 9 0
13 Thừa Thiên Huế +404 13.329 65 0
14 Bến Tre +367 25.810 200 0
15 An Giang +296 32.099 979 18
16 Cần Thơ +293 40.957 603 15
17 Bắc Ninh +269 11.491 16 0
18 Lâm Đồng +259 9.436 24 1
19 Tiền Giang +247 33.345 948 10
20 Hưng Yên +241 5.167 2 0
21 Bình Thuận +217 26.070 288 4
22 Sóc Trăng +215 30.153 334 11
23 Hậu Giang +195 12.706 49 6
24 Quảng Ngãi +195 5.820 21 1
25 Quảng Nam +188 6.146 12 0
26 Đồng Nai +178 97.665 1.367 18
27 Thanh Hóa +174 8.033 10 0
28 Sơn La +170 1.312 0 0
29 Kiên Giang +163 29.903 529 12
30 Quảng Ninh +155 3.324 1 0
31 Đà Nẵng +154 11.189 78 0
32 Bà Rịa - Vũng Tàu +152 26.802 172 4
33 Hà Giang +150 7.378 6 0
34 Ninh Bình +149 862 0 0
35 Gia Lai +148 7.151 17 2
36 Nam Định +119 3.442 2 0
37 Nghệ An +109 7.767 32 0
38 Bình Dương +107 290.724 3.210 13
39 Đắk Nông +100 4.985 12 0
40 Hòa Bình +97 1.491 3 0
41 Hà Nam +96 2.474 0 0
42 Bắc Giang +85 7.839 15 0
43 Vĩnh Phúc +82 3.034 6 0
44 Đắk Lắk +78 11.633 56 0
45 Lào Cai +70 603 0 0
46 Thái Bình +65 2.672 0 0
47 Long An +63 40.360 824 2
48 Ninh Thuận +47 5.823 50 0
49 Cao Bằng +45 561 1 0
50 Thái Nguyên +38 1.785 0 0
51 Quảng Bình +36 3.590 7 0
52 Lạng Sơn +35 1.618 7 0
53 Phú Thọ +33 3.083 3 0
54 Hải Dương +29 2.807 1 0
55 Tuyên Quang +28 1.068 0 0
56 Hà Tĩnh +27 1.558 5 0
57 Yên Bái +23 565 0 0
58 Kon Tum +20 944 0 0
59 Điện Biên +14 589 0 0
60 Lai Châu +2 107 0 0
61 Bắc Kạn 0 55 0 0
62 Phú Yên 0 7.280 44 0
63 Quảng Trị 0 2.115 3 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 01/01/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

152.201.656

Số mũi tiêm hôm qua

1.265.741


Ngay khi số ca COVID-19 tại Hà Nội tăng cao, nhiều F0 phải điều trị tại nhà, mới đây bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn, Viện Bỏng Quốc gia cùng đồng nghiệp đã lập nhóm fanpage “Nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà”.

BS Tuấn gợi ý những thứ cần thiết khi bạn không may là F1 hoặc F0 để đảm bảo cách ly và tự điều trị. Nội dung chia sẻ là tổng hợp từ kinh nghiệm chống dịch, từ tài liệu của Bộ Y tế và CDC Hoa Kỳ.

Số ca mắc COVID-19 tăng cao, nếu bạn là F0, F1 cần chuẩn bị những gì? - 1

Ảnh minh họa

Thuốc dự phòng

1. Các thuốc hạ sốt: Efferalgan, Panadol…

2. Nhóm các thuốc chữa ho

3. Nhóm các thuốc tiêu chảy

4. Nước súc miệng

5. Cồn sát trùng

6. Các thuốc bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần)

7. Thuốc xịt mũi các loại

8. Vitamine C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, trị ho

9. Nước uống thông thường, nước bù điện giải: vô cùng quan trọng khi bạn bị sốt và đặc biệt khi nhiễm cOVID-19. Uống đủ lượng nước cần thiết có thể giúp duy trì sự ổn định của niêm mạc mũi, giảm kích ứng khó chịu khi ho, hắt hơi hay thậm chí là thở. Độ ẩm này giữ cho bề mặt niêm mạc dễ lành hơn và giúp chống lại sự xâm nhập thêm của vi khuẩn bên ngoài.

Đây là các thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình, đặc biệt trong mùa dịch vì triệu chứng có thể xuất hiện bất kể lúc nào và ta có thuốc để dùng ngay. Đặc biệt Covid lại hay biểu hiện vào ban đêm nên những thuốc này cần có.

Vật tư cần dùng

1. Nhiệt kế

2. Máy đo spo2

3. Que test nhanh

4. Khẩu trang

5. Găng tay

6. Các máy theo dõi bệnh nền

Những vật tư này cần thiết để chúng ta tự cách ly, tự theo dõi được mình và gia đình.

Nhóm các thuốc KHÔNG NÊN DỰ PHÒNG, không nên tự điều trị:

1. Kháng sinh

2. Kháng viêm

3. Kháng virus

Mọi điều trị, chỉ định của bác sĩ cần cá thể hoá và phù hợp với từng bệnh nhân nên mọi người hết sức lưu ý không tự tiện mua và dùng thuốc sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy liên hệ với Nhóm Bác Sĩ Quân Y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà! Để được chúng tôi hỗ trợ!

Các vật dụng khác

1. Lương thực đủ cho thời gian cách ly (nếu 1 mình)

2. Dung dịch vệ sinh nhà cửa và khử khuẩn

3. Giấy vệ sinh, khăn giấy, quần áo thoải mái

4. Chỗ ở cách ly đảm bảo quy định

5. Game, phim ảnh, phương tiện giải trí tại nhà

6. Điện thoại của các cơ sở y tế trong khu vực và phòng cấp cứu

7. Tài liệu, hướng dẫn cập nhật nhất về phòng chống dịch.