Nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Dược Nha khoa thuộc ĐH Tel Aviv... Nghiên cứu có 600 người tham gia, được chia thành hai nhóm: Nhóm cư dân sử dụng nhiều smartphone và nhóm theo đạo Do Thái chính thống chủ yếu sử dụng điện thoại di động thông thường, không kết nối Internet. Những người tham gia trả lời một số câu hỏi có liên quan đến việc sử dụng smartphone quá nhiều trong ngày, như cảm giác căng thẳng, lo lắng, chất lượng giấc ngủ, cảm giác phụ thuộc vào smartphone, chứng nghiến răng, đau hàm…
Kết quả cho thấy 54% số người trong nhóm “smartphone” cho biết họ hay bị thức giấc nửa chừng ban đêm so với tỷ lệ 20% trong nhóm “điện thoại thường”. Cảm giác lo lắng xuất hiện ở 50% trong nhóm “smartphone” , so với 22% trong nhóm “điện thoại thường”.
Trong khi đó, 45% nhóm “smartphone” có cảm giác phụ thuộc vào thiết bị này, so với 20% trong nhóm “điện thoại thường”. Sự chênh lệch này thậm chí còn cao hơn khi các thành viên của hai nhóm được hỏi về các triệu chứng như đau cơ hàm, nghiến răng…
Theo giải thích của các nhà khoa học, trong xã hội hiện đại, nhiều người bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO (tâm lý sợ bị lạc lõng) vì vậy họ luôn tìm cách cập nhật liên tục những thông tin trên mạng. Việc này dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng lớn vào smartphone, dần dần gây ra tâm lý căng thẳng và lo lắng.
Tiến sĩ Friedman-Rubin, một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, cho rằng nghiên cứu này đã chứng tỏ có một mối liên hệ giữa việc lạm dụng smartphone và mạng xã hội, với tình trạng giấc ngủ đêm kém chất lượng và sự mệt mỏi ban ngày… điều quan trọng là xã hội cần nhận thức được những hậu quả đối với sức khỏe thể chất và tâm lý”.
Nguồn: Independent