Việc lau vùng kín bằng khăn giấy sau khi đi tiểu là rất cần thiết đối với phụ nữ. Sau khi đi tiểu sẽ có cặn nước tiểu ở vùng kín, nếu không được lau kịp thời sẽ dễ làm cho vết nước tiểu bị nhiễm vào quần lót, một mặt là nước tiểu chứa vi khuẩn, mặt khác thì nhiệt độ vùng kín cao hơn cũng sẽ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi, nên dễ khiến bạn mắc các bệnh phụ khoa.
Vì vậy, tốt nhất chị em nên hình thành thói quen lau bằng khăn giấy sau khi đi tiểu, bằng cách này có thể lau sạch phần nước tiểu còn sót lại và giảm thiểu cặn vi khuẩn.
Mặc dù vậy, một số người vẫn phát triển các bệnh phụ khoa ngay cả khi họ sử dụng khăn giấy, điều này là do 2 nguyên nhân này.
1. Khăn giấy "không chuẩn"
Khăn giấy có rất nhiều loại, chất lượng không đồng đều, nếu chọn khăn giấy kém chất lượng để lau thì một mặt giấy thô ráp, mặt khác không đảm bảo vệ sinh được, vẫn có thể mắc các bệnh phụ khoa.
Ngoài ra, nhiều bạn nữ còn để khăn giấy trong nhà vệ sinh, bản thân nhà vệ sinh là nơi ẩm thấp, kín gió dễ làm khăn giấy bị nhiễm vi khuẩn, lau vùng kín bằng khăn giấy chứa vi khuẩn cũng sẽ làm tăng khả năng bị các bệnh phụ khoa.
2. Hướng lau kém vệ sinh
Việc lau vùng kín của phụ nữ sau khi đi tiểu sai thứ tự cũng sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh phụ khoa. Sau khi đi tiểu, nên lau đúng thứ tự từ trước ra sau, để tránh đưa giấy có vi khuẩn hoặc phân qua vùng kín.
Nhìn chung, việc hình thành thói quen lau sau khi đi tiểu là rất quan trọng đối với phụ nữ, nhưng cũng phải chú ý đến vệ sinh, chất lượng và phương pháp lau giấy.
Phương pháp phòng tránh bệnh viêm âm đạo cho chị em phụ nữ
Cuối cùng, phụ nữ có thể ngăn ngừa viêm âm đạo trong cuộc sống hàng ngày bằng cách:
1. Chú ý đến vệ sinh
Bạn nữ phải thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, chú ý giữ cho âm hộ luôn sạch sẽ, khô thoáng, vệ sinh âm hộ hàng ngày mới có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của vi trùng.
Khi vệ sinh vùng kín, bạn có thể chọn nước ấm, không nên dùng thuốc để vệ sinh vùng âm hộ khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh làm tổn thương đến sự cân bằng của hệ vi khuẩn âm đạo, không có lợi cho sức khỏe vùng kín.
2. Chú ý đến trang phục
Tốt nhất nên chọn chất liệu cotton cho quần lót, nếu mặc quần áo quá chật rất dễ sinh vi khuẩn.
3. Kiểm tra thường xuyên
Tốt nhất chị em nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện bệnh viêm nhiễm phụ khoa kịp thời. Hầu hết các bệnh viêm phụ khoa đều có tác dụng điều trị bệnh sớm, tuy nhiên cần làm tốt công tác tổng kết trong việc điều trị.
4. Sử dụng các biện pháp tránh thai một cách thận trọng
Trong thuốc tránh thai có chứa estrogen nên dễ gây nấm mốc phát triển, viêm âm đạo do nấm.
Nguồn và ảnh: Sohu, Women's Health