Tay vợt 17 tuổi Trung Quốc đột tử khi đang thi đấu, gặp trường hợp tương tự cần làm gì?

Khi đang thi đấu trong Giải Cầu lông Trẻ Châu Á ngày 30/6, tay vợt này bất ngờ ngã úp kèm co giật, sau đó qua đời vì ngưng tim.

Ngày 1/7, Liên đoàn Cầu lông Châu Á và Hiệp hội Cầu lông Indonesia thông báo, trong trận đấu bảng đồng đội hỗn hợp của Giải vô địch Cầu lông Trẻ Châu Á 2024 được tổ chức tại Indonesia, tay vợt 17 tuổi rung Quốc Zhang Zhijie bất ngờ ngất xỉu khi đang thi đấu và được đưa đến bệnh viện nhưng vẫn qua đời vào lúc 23h20 theo giờ địa phương.

Đoạn phim phát trực tiếp cho thấy Zhang Zhijie bất ngờ ngã xuống đất (ngực úp xuống) trong khi thi đấu, kèm theo cơ thể co giật, tay phải vẫn đang cầm vợt. 

Lian Wenzhi, Phó Giám đốc Bệnh viện chỉnh hình Delconi Bắc Kinh là bác sĩ của đội trượt tuyết xuyên quốc gia Trung Quốc tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh (Trung Quốc), cho biết, cái chết đột ngột do tập thể dục chủ yếu xảy ra trong khi tập thể dục hoặc trong vòng 24 giờ sau khi tập thể dục và hầu hết các nguyên nhân là đột tử do tim. Một khi tim ngừng đập trong khi tập luyện, việc hồi sức tim phổi phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Đây là một quá trình bắt buộc. Trong quá trình điều trị ngừng tim, việc thực hiện hồi sức tim phổi trong "4 đến 6 phút vàng" là rất quan trọng. "Nhiều nhất là 6 phút, sau 6 phút sẽ xảy ra chết não. Cho dù được cứu, khả năng cao là bạn vẫn ở trạng thái thực vật", ông nói thêm.

Tay vợt 17 tuổi Trung Quốc đột tử khi đang thi đấu, gặp trường hợp tương tự cần làm gì? - Ảnh 1.

Vận động viên cầu lông Trung Quốc bất ngờ ngã xuống đất trong trận đấu (Ảnh chụp màn hình)

Liang Feng, Trưởng khoa Phẫu thuật Tổng hợp, Trung tâm Y tế số 5, Bệnh viện Đa khoa Quân đội Giải phóng Nhân dân (Trung Quốc), cho biết, mất cân bằng điện giải khi tập thể dục, tim quá tải, mất nước và bệnh tim tiềm ẩn có thể gây ngừng tim. Trong trường hợp ngừng tim trên sân thể thao, việc sơ cứu bệnh nhân trước khi bác sĩ đến là rất quan trọng.

"Nếu ai đó bất ngờ ngã xuống đất trên sân thể thao, phản ứng đầu tiên của những người xung quanh là không đặt người đó lên cáng và chạy đến bệnh viện, hoặc đợi xe cấp cứu. Họ phải thực hiện một số biện pháp sơ cứu trước khi xe cấp cứu đến", Liang Feng nói, Đầu tiên, nhanh chóng xác định xem bệnh nhân có bất tỉnh hay không và hét to vào tai xem có phản ứng gì không, nếu bệnh nhân không thở hoặc thở bất thường, hãy dùng ngón tay ấn vào động mạch cảnh của bệnh nhân; nếu không có mạch nghĩa là bắt đầu ngừng tim caanf hồi sức tim phổi ngay lập tức. Khi không có điều kiện để hô hấp nhân tạo hoặc không có AED tại chỗ, việc ép tim liên tục cũng có hiệu quả.

Liang Feng giới thiệu rằng khi người cứu hộ thực hiện hồi sức tim phổi, bệnh nhân nên nằm trên mặt đất bằng phẳng, xác nhận đường thở không bị cản trở, ngửa đầu ra sau và nhanh chóng thực hiện ép tim. Khi ấn, bạn nên khoanh tay, nghiêng phần thân trên về phía trước, duỗi thẳng tay và ấn thẳng xuống dưới. Cứ 30 lần ấn ngực nên kết hợp với hai nhịp hô hấp nhân tạo. Nếu đuối nước xảy ra, nên tiếp tục ép tim trong 30 đến 40 phút.

Lian Wenzhi cũng cho biết, nếu không có điều kiện hô hấp nhân tạo khi sơ cứu ngoài trời thì phải tiếp tục ép ngực 5 chu kỳ, mỗi chu kỳ khoảng 30 lần. Trong trường hợp khẩn cấp, dù tư thế ấn hơi sai cũng không ảnh hưởng nhiều lắm chỉ là gãy xương sườn, nhưng những điều này không quan trọng bằng tính mạng. "Việc ép tim liên tục có thể liên tục cung cấp máu và oxy cho tim, để não không bị thiếu oxy và có thời gian cho việc điều trị tiếp theo".

Trong khi thực hiện hồi sức tim phổi, người cứu hộ cũng nên nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh, gọi đến số điện thoại khẩn cấp và tìm máy AED gần đó.

Nguồn và ảnh: QQ, The Healthy