Tiểu đường có thể xem là căn bệnh đang ngày càng trẻ hóa và tỷ lệ người mắc bệnh cũng tăng cao nhiều hơn trong vài năm trở lại đây. Để cải thiện tình trạng bệnh, ngoài duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh, bạn cũng nên chăm chỉ tập luyện hàng ngày. Trên thực tế, việc tập luyện đúng cách có thể làm giảm bớt lượng đường trong máu ở một mức độ nhất định.
Người bị tiểu đường không nên tập luyện trong những trường hợp nào?
Mặc dù tập luyện là một hoạt động rất có ích cho người bị tiểu đường nhưng không phải thời điểm nào tập luyện cũng là phù hợp đâu bạn nhé! Điển hình là khi bạn đói, việc tập luyện có thể gây hạ đường huyết và làm lượng đường trong máu dao động quá mức, từ đó khiến chức năng thận trở nên yếu hơn.
Ngoài ra, nếu còn mắc bệnh về tim mạch và mạch máu não thì cũng không nên tập luyện nhiều.
Những bộ môn tập luyện nào phù hợp với người bị tiểu đường
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, họ có thể duy trì những phương pháp tập luyện cường độ thấp, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, võ Thái Cực Quyền. Tuy nhiên, bạn không nên tập luyện với cường độ quá cao. Hãy tập vừa đủ với sức khỏe của cơ thể và nghỉ ngơi hợp lý. Mỗi buổi tập không nên quá 1 tiếng sẽ là khoảng thời gian phù hợp để duy trì thể chất tốt cho người tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn những thời điểm nào để tập luyện?
Trên thực tế, việc lựa chọn đúng thời điểm sẽ hỗ trợ rất nhiều tới người mắc bệnh tiểu đường. Tất nhiên, bạn không nên tập luyện khi bụng đói, sau khi ăn và càng không nên tập khi đang tiêm insulin.
Thêm nữa, bạn cần chú ý không tập ở môi trường quá nóng hoặc quá lạnh. Và những người bị tiểu đường nên nhớ không tập luyện sau khi uống rượu.
Nguồn: Sohu