Người Nhật không hề mê thể thao nhưng vẫn trẻ lâu, sống thọ hơn hẳn nhiều quốc gia khác. Theo thống kê vào năm 2019, tuổi thọ trung bình của phụ nữ Nhật là 87 tuổi, còn nam giới là 81 tuổi - một con số đáng mơ ước với nhiều người. Họ không chỉ thọ cao mà cũng rất khỏe mạnh, ít khi mắc bệnh tật.
Bí quyết trẻ lâu của phụ nữ Nhật đa phần đến từ bữa cơm hàng ngày
Ngoài yếu tố di truyền, bí quyết trường thọ của người Nhật đến từ những thói quen ăn uống khoa học và sinh hoạt điều độ. Điểm đặc biệt ở chỗ, họ biết tận dụng những loại thực phẩm "tuy lạ mà quen", ở nước khác thì chẳng ai thèm ăn nhưng ở xứ Phù Tang lại rất được ưa chuộng. Một trong số đó chính là món măng tươi.
Lợi ích của măng là gì mà người Nhật lại "say mê" như vậy?
Từ xưa, măng được mọi người biết đến là một loại rau hữu cơ siêu sạch, người Việt thường dùng để nấu với thịt vịt và thịt ngan. Theo Đông y, măng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát bình có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Món ăn này còn giúp tiêu đờm và nhuận tràng cực tốt nếu sử dụng điều độ.
Ở Nhật Bản, măng còn được tôn vinh là "vua của những loại rau" vì sở hữu nhiều lợi ích hiếm có. Vào mùa xuân, họ thường tập trung ăn những món xoay quanh măng (Takezen) vì đây là thời điểm măng ngon ngọt nhất, dù măng tươi hay măng đóng hộp đều được sử dụng. Người Nhật sẽ chế biến thành món cơm măng, sashimi măng và ăn hàng ngày.
Người Nhật rất thích ăn măng vì vừa ngon lại còn giúp giảm cân nhanh
Ngoài hương vị thơm ngon, người Nhật còn thích ăn măng quanh năm vì những lợi ích hiếm có sau:
- Giúp phụ nữ giảm cân
Vì là rau nên măng cũng chứa nhiều chất xơ và rất ít calo, phù hợp cho phụ nữ đang có nhu cầu giảm cân. Ăn măng sẽ làm tăng cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn vặt nên hạn chế lượng calo nạp vào.
- Ngừa bệnh tim, giảm huyết áp
Ăn 1 chén măng nhỏ, bạn đã giúp cơ thể cung cấp khoảng 18% kali - một vi chất dinh dưỡng quan trọng đóng vai trò tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, lượng chất xơ trong măng còn làm giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol trong cơ thể tốt hơn nhiều loại thuốc bổ.
Chị em có thể nấu măng với vịt, vừa thơm ngon lại còn ngừa ung thư tốt
- Chứa nhiều chất chống oxy hóa ngừa ung thư
Măng giàu chất chống oxy hóa có thể trung hòa các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương tế bào. Đặc biệt, chúng còn giúp giảm viêm và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính, nhất là hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim và một số loại ung thư. Đây là lý do hàng đầu mà người Nhật ưa chuộng măng như vậy.
- Tăng cường sức khỏe tiêu hóa
Chất xơ trong măng không chỉ giúp giảm cân mà còn nâng cao hệ tiêu hóa. Trong một số trường hợp, ăn măng là phương thuốc tự nhiên điều trị một số vấn đề như trào ngược axit, bệnh trĩ, viêm túi thừa và loét dạ dày. Chất xơ của măng còn giúp phân mềm hơn nên có lợi cho người mắc bệnh táo bón.
- Nâng cao hệ miễn dịch
Măng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự hoạt động trơn tru của cơ thể. Cụ thể, chúng giúp nâng cao khả năng miễn dịch nhờ sự hiện diện của các vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E và B.
Nên ăn măng tươi để nâng cao sức khỏe, càng ăn điều độ càng có lợi
Măng rất tốt nhưng những đối tượng sau không nên dùng kẻo gây hại
Không chỉ được dùng trong ẩm thực, măng còn là một loại dược liệu có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên không nên lạm dụng và không phải đối tượng nào ăn măng cũng tốt. Cụ thể những nhóm người sau cần phải tránh kẻo gây hại thêm:
- Phụ nữ mang thai: Theo các chuyên gia, trong măng chứa khá nhiều độc tố không tốt cho sức khỏe thai phụ. Trên thực tế đã ghi nhận không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng ở nhiều mức độ. Vậy nên để an toàn thì tốt nhất là tránh ăn.
- Người bị bệnh thận: Vì măng giàu canxi nên không phù hợp cho những người bị bệnh thận mãn tính và suy thận, sẽ làm bệnh nặng thêm.
Ăn măng cũng phải khoa học mới nâng cao sức khỏe được
- Người bị đau dạ dày: Trong măng chứa hàm lượng axit cyanhydric không tốt cho người đang bị bệnh dạ dày, cần chờ tới khi hệ tiêu hóa hoạt động ổn định rồi hãy sử dụng trở lại.
- Người bị bệnh gout: Măng có thể tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể, bệnh nhân gout cần tránh kẻo bệnh tình trầm trọng hơn.
Theo: Healthline, Netmeds